Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bác sĩ nín thở chào đón em bé được sinh ra trong cả bọc ối

Bác sĩ nín thở chào đón em bé được sinh ra trong cả bọc ối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
19 Tháng Sáu, 2017 Tin Tức Y dược 475 Lượt xem

Bệnh viện Hùng Vương vừa tiếp nhận ca sinh đôi nhưng chúng trở nên thú vị một bé gái được sinh ra nguyên trong bọc ối với ngôi thai ngược.

Cả bọc ối được người mẹ sinh thường 

Cả bọc ối được người mẹ sinh thường

Theo Tin tức Y Dược, TS Trung cho biết sáng 17/6, sản phụ V.T.H.A. (23 tuổi, quê Long An) mang thai đôi và đã hạ sinh hai bé gái. Tuy nhiên, ca sinh nở của chị trở nên thú vị khi một bé gái được sinh ra nguyên trong bọc ối (bọc điều) với ngôi thai ngược (ngôi mông).

Theo TS Trung số trẻ được đẻ ra trong một bọc điều nguyên vẹn không nhiều, mỗi năm chỉ gặp 1-2 trường hợp. Điều đặc biệt hơn, đây là ca song sinh.

Sau khi sản phụ đẻ em bé đầu tiên với trọng lượng 2,2kg, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương tiếp tục đối mặt với khó khăn vì em bé thứ 2 rơi vào tình trạng ngôi thai ngược. Đây có lẽ là một trong những ca để lại cảm xúc không chỉ cho các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương mà một số sinh viên theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang thực tập tại đây cũng nín thở theo cùng các bác sĩ.

Thông thường, bác sĩ sẽ khám lại thai nhi để xem tư thế của thai trong bụng mẹ. Khi xác định được “chân của thai nhi”, bác sĩ sẽ phá vỡ màng ối và tiến hành “đại kéo thai”, một thủ thuật khá thử thách cho cả bà mẹ và bác sĩ…

em-be

Cháu bé nặng 2,4 kg

Tuy nhiên, trong trường hợp này sau khi khám cho thai nhi thứ 2, các bác sĩ phát hiện cả bọc ối chứa thai nhi đã vào khung chậu của người mẹ và nước ối trong bọc là rất ít. Do đó, việc xác định chân của thai nhi là quá khó.

Theo một số giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  Bởi nếu nắm không phải chân của em bé mà nắm trúng tay thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Nhưng khi lượng nước trong bọc ối còn ít và trọng lượng thai nhi không quá nặng lại là một điểm thuận lợi, vượt sự mong đợi”.

Phương án tưởng chừng đơn giản vì không phải can thiệp nhiều nhưng cũng khiến các bác sĩ nín thở vì trong trường hợp bọc ối bị vỡ trong lúc sinh thường thì phải nhanh chóng thực hiện phẫu thuật.

Để tránh xúc động cho người mẹ, các bác sĩ chỉ khuyến cáo sản phụ phải hết sức hợp tác với các bác sĩ. Sau 60 phút căng thẳng, chị A. đã sinh ra một bé gái nặng 2,4 kg trong bọc ối còn nguyên vẹn.

TS Trung cho biết bình thường ngôi mông (ngôi ngược) đa phần phải mổ sinh vì tai biến “kẹt đầu hậu” khi sinh hiếm ai dám mạo hiểm.

Giải thích về điều này cho các sinh viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – “Kẹt đầu hậu” là biến chứng đầu bị kẹt lại bên trong khung chậu người mẹ sau khi toàn bộ thân mình em bé đã sinh ra ngoài cửa mình người mẹ.

Biến chứng này tương tự như người bị treo cổ. Khi đó, nếu bác sĩ càng cố kéo thai nhi ra, nguy cơ thai nhi tử vong rất nhanh, thậm chí có thể đứt đầu thai nhi…

Chính vì những tai biến đáng sợ đó, ngôi mông hiện nay đa số được chỉ định mổ sinh, chỉ trừ một số ít trường hợp bác sĩ phải rất cẩn thận.

Nguồn: theo báo infonet – thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …