Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Dược sĩ tư vấn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Dược sĩ tư vấn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
10 Tháng Mười Một, 2017 Dược sĩ tư vấn thuốc 737 Lượt xem

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi có triệu chứng giống nhau như: sốt cao, mệt mỏi,… nên nhiều người đã lầm tưởng 2 loại này là một. Cách phân biệt và nguyên nhân gây sốt.

Hình ảnh muỗi gây ra sốt xuất huyết

Hình ảnh muỗi gây ra sốt xuất huyết

Hiện nay, nhiều người bị sốt xuất huyết, ở các bệnh viện đã bị quá tải không có chỗ cho người bệnh nằm. Nhưng nhiều người lại hay nhầm lẫn giữ sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Vậy sốt siêu vi và sốt xuất huyết khác nhau ở đâu?

Cách nhận biết và phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết chỉ chung là những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày. Còn đối với sốt xuất huyết thì là do muỗi vằn hút máu gây ra, và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc, trụy mạch gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những biểu hiện của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột và tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh có biểu hiện là sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

Nhận biết sốt xuất huyết

Nhận biết sốt xuất huyết

Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, ở trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh.

Những biểu hiện của sốt siêu vi

Sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ rất cao, từ 38 – 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C.

Khi bị sốt siêu vi, đầu và cơ thể người ốm sẽ có cảm giác đau mỏi, nhất là ở các cơ. Nếu là ở trẻ em sẽ có hiện tượng trẻ quấy khóc. Đồng thời là xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…

Nguyên nhân sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Đối với sốt siêu vi có nhiều nhiều loại tác nhân siêu vi có thể gây hội chứng hô hấp. Các tác nhân chính gây ra là:

  • Các rhinovirus nguyên nhân chính gây hội chứng cảm lạnh (sổ mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi), đôi lúc gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm phổi hay các cơn kịch phát hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Coronavirus: thường gây cảm lạnh.
  • Adenovirus: gây cảm lạnh, viêm họng và đôi khi viêm phổi ở trẻ em, có thể phát thành dịch ở trường học và doanh trại quân đội.
  • Virus cúm A, B: gây bệnh cúm, có thể gây biến chứng viêm phổi hay viêm mũi – họng
  • Phó cúm: viêm thanh quản, viêm phổi ở trẻ em, viêm họng, cảm lạnh, viêm khí phế quản ở người lớn.
  • RSV (virus hợp bào hô hấp): viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em, cảm lạnh ở người lớn, viêm phổi ở người già…
  • Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie): gây bệnh sốt cấp tính không đặc thù (“cúm mùa hè”), bệnh Bornholm (sốt, tức ngực, đau bụng trên), bệnh sốt phát ban, bệnh tay – chân – miệng (nổi mụn nước, bóng nước, loét, phát ban)…

Đối với sốt xuất huyết thì nguyên nhân chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người bị muỗi mắc bệnh đốt, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn.

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Theo tin tức Y Dược thì sốt xuất huyết có thể đe dọa đến sức khỏe của con người và là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng trong thời điểm sốt xuất huyết trở thành dịch như hiện nay. Ước tính có khoảng trên dưới 50 triệu người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo  và có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Đặc biệt vào mùa mưa dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao nhất.

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Dược sĩ tư vấn khi người bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết bị sốt trên 38,5 độ cần dùng thuốc hạ sốt. Nên cho người bệnh đi khám, làm xét nghiệm để xác định đúng bệnh và điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ. Đối với người bị sốt rét có thể điều trị sốt rét tại nhà bằng cách chườm mát, uống thuốc hạ nhiệt để hạ nhiệt cơ thể.

Khi người bệnh sốt quá cao nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được Bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc để người bệnh uống và chữa kịp thời không để lại những tác dụng phụ.

Theo: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …