Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Khám những lợi ích của cây Sa nhân đối với sức khỏe con người

Khám những lợi ích của cây Sa nhân đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...
15 Tháng Mười Hai, 2017 Thuốc đông Y 878 Lượt xem

Sa nhân là một loại cây thuộc họ Gừng hay còn được gọi với tên khác là Xuân sa, dương xuân sa… Đây là một loại cây thuốc Đông y với nhiều khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Sa nhân thường mọc hoang ở các vùng núi

Sa nhân thường mọc hoang ở các vùng núi

Để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về cây sân nhân, bài viết này các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM xin chia sẻ một vài thông tin cần thiết cũng như sơ lược về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này.

Thông tin cần biết về cây Sa nhân

Sa nhân có tên khoa học:Amomum vilosum lour; Amomum longiligulare T.L. Wu; A. xanthioides wall. Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40 cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6cm-8 cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17 mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan rộng 1,2-1,5cm , dài 1,5-cm, phủ gai nhỏ cong queo.

Theo Đông y, Sa nhân có vị cay tính ôn, có mùi thơm có công dụng Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, tỳ hàn tiết tả, thấp trớ, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).

Thành phần hóa học có trong Sa nhân

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Sa nhân có chứa một vài thành phần hóa học như Hạt chứa tinh dầu gồm D-borneol, D-camphor, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, nerolidol, paramethoxy ethyl cinnamat, linalol; Có Saponin và tinh dầu 2% – 3% gồm: Camphor, Nerolidol, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Limonene.

Sa nhân và một vài tác dụng dược lý

Có tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip; Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa , Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.

Ứng dụng sa nhân vào một số đơn thuốc chữa bệnh hữu dụng

Sa nhân với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Sa nhân với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

  • Chữa chứng thai phụ nôn nặng, thai động: Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh; nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.
  • Chữa nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu: Hương sa lục quân tử thang: Sa nhân 6 g, Mộc hương 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10 g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2g – 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.
  • Trị bụng đầy đau do khí trệ: Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống. Hương sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4 g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3 g, Gừng tươi 6g sắc uống. Hương sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hương 4g, Bạch truật 10g, sắc uống.
  • Chữa bệnh: Đau nhức răng: ngậm Sa nhân. Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết. ( Tạp chí Trung y Triết giang 1988, 3:100). 
  • Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính: Bài Hương sa lục quân ( như trên). Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4 g, Can khương, Mộc hương đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).

Lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM lưu ý rằng những người âm hư nội nhiệt không nên dùng.

Siêu Thị Thuốc Việt

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …