Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Khi thiếu “Kẽm” trẻ sẽ mắc những căn bệnh nào?

Khi thiếu “Kẽm” trẻ sẽ mắc những căn bệnh nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
30 Tháng Năm, 2017 Tin Tức Y dược 424 Lượt xem

Kẽm là một nguyên tố rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, thiếu kẽm là nguyên nhân gây rất nhiều các bệnh lí khác nhau ở trẻ nhỏ như lở loét, nôn trớ, …

Hình ảnh viêm da do thiếu kẽm. Ảnh minh hoạ.

Hình ảnh viêm da do thiếu kẽm. Ảnh minh hoạ.

Lở loét vì thiếu kẽm

Trường hợp của bé Nguyễn Nhật A, 13 tháng tuổi trú tại Hải Dương là điển hình. Bé A. được mẹ đưa đến khám với biểu hiện da rát đỏ, bề mặt có vảy da, vảy tiết quanh cơ quanh sinh dục, quanh miệng, đầu chi… Mẹ của bé A cho biết bé rất hay bị tiêu chảy, có tháng bị tiêu chảy tới 3 – 4 lần.

Mẹ của Nhật A tưởng con bị chàm nên nấu nước cho con tắm song tình trạng không đỡ. Chị đã có con đi khám, bác sĩ chẩn đoán viêm da cơ địa và cho điều trị nhưng bệnh cũng không giảm.

Đến lần thứ hai, khi làm xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm da do thiếu kẽm và cho uống bổ sung kẽm, bệnh tiến triển tốt. Khi cho con đi khám lần 3, mẹ của bé kể, cháu khá hơn lần trước rất nhiều.

Mẹ Nhật A. cho biết, bác sĩ chẩn đoán cháu bị thiếu kẽm nhưng gia đình không biết mà cứ điều trị loanh quanh. Bé điều trị sau một thời gian, đến nay nồng độ huyết thanh kẽm đã tăng lên 90 ml/Dl, đây là nồng độ trong giới hạn bình thường.

Trường hợp của bé Nhật A. không phải là hiếm. Bé Nguyễn Ngọc H. 2 tuổi trú tại Linh Đàm, Hà Nội thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Chị Huệ, mẹ của bé H, tâm sự, cháu không táo bón thì lại tiêu chảy nên chị cho con đi kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán Ngọc H. bị rối loạn tiêu hóa do thiếu kẽm. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé lười ăn, chậm lớn hơn so với các bé khác cùng trang lứa.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Theo PGS Trương Tuyết Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt được biết đến do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên ở trẻ khiến cho tần suất sử dụng kháng sinh cao. Đây là một nguyên nhân khiến lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm.

Thứ 2, do chế độ ăn của trẻ không thường xuyên được bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như hàu, ngao, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, hạt ngũ cốc. Nhiều trẻ bị thiếu kẽm bẩm sinh do khi mang thai mẹ không bổ sung đủ vi chất cần thiết.

Hàng loạt bệnh nguy hiểm kéo theo

PGS Lê Bạch Mai – Viện Dinh Dưỡng quốc gia cho biết, ở Việt Nam tình trạng thiếu kẽm rất đáng báo động nhưng nhiều người vẫn chưa để ý đến nó. Đây là 1 trong 4 chất thiếu trầm trọng đã được cảnh báo từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thay đổi.

Theo tin tức y tế mới nhất, các bệnh lý do thiếu chất kẽm thường là chậm phát triển thể lực, tâm thần; các bệnh về mắt, da, tóc và niêm mạc; suy giảm chức năng sinh dục; dễ bị nhiễm khuẩn, lâu lành vết thương; các bệnh lý dạ dày-ruột, suy dinh dưỡng, nhầm lẫn mùi vị, rối loạn tâm-thần kinh… và thiếu kẽm có thể làm một số bệnh lý tim mạch phát triển.

Mẹ nên chú ý bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kẽm vào bữa ăn của trẻ

Mẹ nên chú ý bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kẽm vào bữa ăn của trẻ

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục vì kẽm không chỉ có tác dụng kích thích hormone sinh dục nam testosterone mà còn giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, phòng chống nguy cơ vô sinh, chứng bất lực và thiếu ham muốn trong chuyện gối chăn.

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ , với tăng trưởng trẻ em, kẽm tham gia rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Thứ nhất 300 enzim trong cơ thể có thành phần kẽm. Thiếu kẽm gắn liền với vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân. Ngoài ra, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ, rất nguy hại.

Những biểu hiện trẻ thiếu kẽm như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ còn bị rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, chậm phát triển tâm thần vận động…Trẻ hay bị nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc, viêm da cơ địa tái đi tái lại, da khô, tróc da…

Nguồn: theo báo Infonet –  Thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …