Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Những dấu hiệu “tố cáo” bạn bị bệnh Gout

Những dấu hiệu “tố cáo” bạn bị bệnh Gout

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
17 Tháng Tư, 2018 Dược sĩ tư vấn thuốc 217 Lượt xem

Hầu như  người mắc bệnh gout đều bỏ qua những dấu hiệu ban đầu, chỉ đến khi tình trạng bệnh đã nặng mới đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

dau-hieu-bi-gout-2

Bệnh gout còn được gọi là căn bệnh nhà giàu

Bệnh gout là một dạng của viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần, xảy ra nhiều nhất ở nam giới, tuy nhiên nữ giới cũng có nguy cơ bị gout sau thời kỳ mãn kinh.

Cảnh giác với những biểu hiện ban đầu của bệnh Gout

Theo Dược sỹ tư vấn, bệnh gout ở giai đoạn đầu rất dễ làm người bệnh nhầm tưởng bị đau khớp, bong gân. Càng về lâu, tình trạng bệnh càng nặng, các cơn đau sẽ hành hạ người bệnh dai dẳng thành từng đợt kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, hãy cảnh giác nếu có những dấu hiệu như dưới đây:

  • Giai đoạn đầu thường có các biểu hiện: sưng, nóng, đau dữ dội, đột ngột và rất mềm ở một số khớp trên cơ thể, khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Những dấu hiệu này có thể tự khỏi sau 3 – 7 ngày.
  • Khi cơn đau do gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
  • Vùng da rất đỏ hoặc hơi tím quanh khớp bị đau, gần giống bị nhiễm trùng.
  • Cơn đau thường tăng lên sau các bữa tiệc tùng, nhậu nhẹt do ăn nhiều đạm, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giày quá chật, khi quá xúc động, cảm động, quá căng thẳng, lo lắng….

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách điều trị bệnh Gout

Nguyên tắc điều trị cơ bản nhằm hạn chế các nguyên nhân tăng axít uric

Điều trị bằng thuốc tân dược theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

  • Các loại thuốc ức chế phản ứng tạo thành axít uric, thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Và lưu ý, chỉ nên dùng thuốc khi bệnh tái phát.
  • Thuốc đào thải axít uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).
  • Giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin.

Điều trị bằng chế độ ăn thích hợp góp phần vừa giảm tổng hợp axít uric vừa tăng đào thải axít uric qua thận. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout gồm:

  • Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Không ăn thực phẩm chứa nhiều axít uric như: hải sản, gia cầm, cá, thịt óc, gan…
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axít uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
  • Giữ cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì nên giảm cân từ từ, không nên giảm cân quá nhanh và đột ngộy
  • Tăng cường đào thải axít uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối…).

Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.

dau-hieu-bi-gout

Chế độ ăn giàu chất xơ rất tốt cho người bị bệnh gout

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chữa gout bằng thuốc Đông y gồm các dược liệu quý như: Xích thược, Sinh địa, Tần giao, Bạch giới tử, Thổ phục linh, Phòng phong, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật, Hoàng cầm, Cam thảo, Đại hoàng, Tỳ giải, Tri mẫu, Mộc thông…

Bệnh gout có thể xảy ra ở cả nam và nữ, gây nên những cơn đau nhức làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, hãy tuân thủ một chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh để gout không còn là nỗi lo sợ với mỗi chúng ta.

Nguồn: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …