Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Tác dụng bổ máu – dưỡng nhan sắc từ vải

Tác dụng bổ máu – dưỡng nhan sắc từ vải

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
6 Tháng Bảy, 2016 Thuốc đông Y 700 Lượt xem

Trong Y học cổ truyền cho rằng, vải bổ tỳ ích can, sinh tân chỉ khát, ích tâm dưỡng huyết, lý khó chỉ thông giáng nghịch chỉ ách.

Vải – Litchi chinensis Sonn., thuộc họ Bồ hòn – Sapindaceae. Có vị ngọt chua, tính ấm . Thường Dùng phòng trị các bệnh như rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây tiêu chảy, phiền khát, nôn ọe, dạ dày lạnh đau, lao hạch, đinh nhọt, đau răng,hay thiếu máu do băng huyết, chấn thương chảy máu…

nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-an-nhieu-vai-thieu

Tác dụng thực dưỡng

– Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn quả, có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng thêm dinh dưỡng. Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, giảm các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ… thấy rõ.

– Tăng khả năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng.

– Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống: Ngoài tác dụng bồi bổ còn có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, hay chấn thương chảy máu…

– Chỉ ách nghịch, chỉ phúc tả (giảm trào ngược, cầm tiêu chảy): vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có khả năng giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.

Món ăn – bài thuốc đông Y từ vải

– Chè vải – táo đen:hướng dẫn: vải tươi khoảng 100g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, đầu tiên cho táo vào nồi, sau khi dùng nước nấu ra, cho vào vải; đường trắng, chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tỳ dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt). Phù hợp dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, sắc mặt vàng bủng, mất ngủ hay quên. Bên cạnh đó có thể thường dùng cho phụ nữ sản hậu thiếu máu, người bị thiếu máu.

– Cháo vải – hạt sen: cách làm: vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim) 5 quả, gạo 60g. Đầu tiên vải khô bóc bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy. Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi thận suy tiêu chảy giấc sáng, thường dùng có hiệu quả.

2013-04-24.03.18.05-cháo1

– Sirop vải: cách làm vải 1 kg, mật ong lượng vừa. Cơm vải tươi xay ra dạng tương, cho vào nồi, sau đó thêm vào mật ong trộn đều, sau khi nấu chín cho vào trong lọ, đậy kín để khoảng hơn 1 tháng, để dạng tương sao cho kết thành cao thơm, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Món sirop này công hiệu ích khí dưỡng âm (bồi bổ âm dương), thông thần kiện não (sảng khoái). Phù hợp dùng trong các chứng bệnh như thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, miệng khát, khí suyễn (khó thở), ho, chán ăn, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, táo bón. Ngoài ra Người bình thường dùng còn trợ giúp thông minh, làn da sáng đẹp, sống lâu. Tuy nhiên,Vải mang tính ấm nhiều, không nên ăn nhiều trong một lúc.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …