Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Thầy thuốc Việt chia sẻ một số phương pháp dân gian trị bệnh tiêu chảy

Thầy thuốc Việt chia sẻ một số phương pháp dân gian trị bệnh tiêu chảy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
25 Tháng Một, 2019 Thuốc đông Y 58 Lượt xem

Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể được xử lý nhờ các phương pháp dân gian.

Tiêu chảy gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh

Tiêu chảy gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh

Trị tiêu chảy bằng nước lá ổi

Với bài thuốc này, chúng ta chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu rất đơn giản bao gồm lá ổi đã rửa sạch, nước và chút muối. Nấu lá ổi với nước khoảng 30 phút cho lá ổi tiết ra rồi bỏ vào 1 chút muối. Đem hỗn hợp này lọc bỏ bã rồi cho người bị tiêu chảy uống sẽ đem lại kết quả rất tốt mà không cần phải tìm đến các loại thuốc tân dược đặc trị khác.

Bài thuốc trị tiêu chảy từ trứng gà

Chuẩn bị 4 quả trứng gà 1 củ gừng tươi và chút đường đỏ. Gừng tươi được rửa sạch rồi giã nhỏ. Cho 4 quả trứng vào bát rồi cho gừng đã giã vụn vào khuấy đều rồi tráng lên cho chín rồi ăn. Còn đường đỏ thì cho hòa tan với nước, đun sôi lên rồi uống sau khi ăn trứng. Duy trì bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực.

Ngoài ra, để trị tiêu chảy người bệnh cũng có thể kết hợp giữa trứng gà và lá ngải cứu, lá mơ đỏ cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Với cách làm rất đơn giản đem lá ngải cứu với lá mơ rửa sạch để ráo nước rồi cắt nhỏ nhuyễn cho vào bát. Đánh 2 quả trứng gà cho vào bát có lá mơ với ngải cứu khuấy đều, có thể cho thêm ít muối cho dễ ăn. Lá chuối rửa sạch rồi lót trong lòng chảo để rán trứng. Rán bát trứng ấy bằng chảo đã lót lá chuối. Đợi trứng chín thì lấy trứng ra ăn như bình thường.

Chữa tiêu chảy bằng gạo rang

Chuẩn bị 10 gạo đem sao vàng. Lấy 15g lá ngải cứu khô và 10g Đường đỏ. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy hiệu quả

Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy hiệu quả

Chữa tiêu chảy bằng chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh được gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho người bệnh tiêu chảy ăn trong khoảng 3 ngày.

Nước cây cỏ sữa trị tiêu chảy

Theo các thầy thuốc đông y cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa nên rất tốt cho việc điều trị bệnh tiêu chảy.

Với bài thuốc trị tiêu chảy từ cây cỏ sữa người bệnh cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 2 nắm cây cỏ sữa; nấm mèo: 5 tai; đậu (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Cỏ sữa đem rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi cắt dài và mỏng. Bắc nồi lên bếp rồi cho nấm mèo và cỏ sữa vào rang. Nấm mèo rang trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô. Cho cả 2 thứ sau khi rang vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát uống trong 1 ngày sẽ cải thiện rất tốt tình trạng tiêu chảy. Lưu ý, nước dùng không được để qua ngày hôm sau.

Trị tiêu chảy bằng quả hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là một phương thuốc chữa trị tiêu chảy hiệu quả, với cách làm đơn giản như sau: Cắt hồng xiêm xanh thành những lát mỏng đem phơi khô, sao vàng, cất vào túi bóng và để nơi thoáng mát, khô ráo, sử dụng dần. Mỗi lần chỉ cần dùng khoảng 10 lát, đem sắc với nước, cho nước ngập hồng xiêm. Chắt nước cho người bệnh tiêu chảy uống ngày 2 lần sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng. Lưu ý không nên uống đặc quá, nhất là dùng với trẻ nhỏ.

Vệ sinh bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Vệ sinh bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Trên đây là những phương pháp dân gian điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả được website: https://thuocviet.edu.vn tổng hợp và chia sẻ lại. Hi vọng rằng, với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xử lý bệnh tiêu chảy thường gặp. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ áp dụng được với các trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh tiến triển nặng, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành điều trị, truyền nước và các chất điện giải để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Ngoài ra, để phòng ngừa được bệnh tiêu chảy, mọi người phải tự nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống nguồn nước (ao, hồ); không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã…

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …