Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Y sĩ YHCT hướng dẫn phòng trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

Y sĩ YHCT hướng dẫn phòng trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
9 Tháng Mười Hai, 2018 Thuốc đông Y 71 Lượt xem

Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí giảm,… cùng yếu tố ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh đường hô hấp phát triển. Để chủ động phòng trị, Y sĩ YHCT sẽ hướng dẫn trong các bài thuốc cụ thể.

Y sĩ YHCT hướng dẫn phòng trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

Bên cạnh việc có tiết trời se lạnh làm đa dạng nền thời tiết thì đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó là các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt người già và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ cị cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,… Để giúp mọi người có thể chủ động phòng trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh, Y sĩ YHCT Hà Nội đưa đến một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc y học cổ truyền phòng trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

– Trường hợp cảm lạnh: Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể rất dễ bị nhiễm phong hàn với các triệu chứng lạnh như: rét run, người lạnh, chân tay lạnh, huyết áp hơi xuống thấp, tim đập nhanh. Lúc này người bệnh có thể áp dụng bài thuốc:

Bài 1: Phòng sâm 20g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 15g, trần bì 12g quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: Hoàng kỳ (sao mật) 16g, ngũ vị 16g đương quy 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, , chích thảo 15g, nhân sâm 15g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, đại táo 7 quả, quế chi 8g, phụ tử chế 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

– Trường hợp viêm mũi dị ứng: Bệnh thường tái phát, dai dẳng khi trời chuyển lạnh hay có độ ẩm biến đổi thất thường. Người bệnh thường có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, hắt hơi, cuốn mũi sưng nề, xuất tiết nhiều kèm theo đau đầu, toàn thân mệt mỏi. Lúc này người bệnh có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, quả ké 16g, kinh giới 16g, nam hoàng bá 16g, cát cánh 16g, sài đất 16g, sâm bố chính 16g, trần bì 12g, chi tử 12g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, bán hạ 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thạch xương bồ 16g, cát cánh 16g, thương nhĩ tử 16g, lá và cây cứt lợn 16g, hoàng kỳ 12g, chi tử 12g, hạ khô thảo 12g, kinh giới 12g, nam hoàng bá 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, phòng phong 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Trường hợp viêm, đau họng: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau họng, tiếng nói thô, nuốt khó, ho khạc đờm, họng đỏ, sưng nề, có sung huyết, có thể sốt nhẹ. Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc theo gợi ý của thầy thuốc đang giảng dạy tại lớp Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội như sau:

Bài 1: Thổ phục linh 19g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, đương quy 16g, huyền sâm 15g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 12g, thiên môn 12g, ngũ vị 12g, mơ muối 12g, liên kiều 12g, kinh giới 12g, phòng phong 10g, trần bì 10g, ngân hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Liệu trình từ 7 – 10 ngày. Bài thuốc có công dụng giảm ho, hoạt huyết, chống viêm, thông phế đạo.

Bài 2: Lá xương sông, tang bạch bì, xa tiền thảo mỗi vị 16g; tía tô, kinh giới, thạch xương bồ, xạ can mỗi vị 12g; phòng sâm, cam thảo, huyền sâm, đại táo, mỗi vị 8g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

– Trường hợp hen phế quản: Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn là nguyên nhân xuất hiện cơn hen, bệnh hen tái phát khiến người bệnh khó thở, phế nang bị co thắt gây thiếu ôxy. Lúc này người bệnh có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Tía tô 16g, thạch xương bồ 16g, rễ xương sông 16g, cát căn 16g, phòng sâm 16g, tang bạch bì 16g, bán hạ 12g, hậu phác 12g, kinh giới 12g, xa tiền 12g, chích cam thảo 12g, rễ chanh 12g, ngân hoa 10g, bối mẫu10g, trần bì 10g, phòng phong 10g. Sắc uống ngày 1 thang, mang lại hiệu quả cắt cơn hen. Bài thuốc phù hợp dùng khi đang cơn hen hoặc trước cơn hen rất tốt.

Bài 2: Mạch môn 16g, tang bạch bì 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 16g, ngũ vị 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, cát căn 15g, tía tô 12g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Theo trang tin Thuốc Việt Để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn sức khỏe, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền để được các thầy thuốc giàu kinh nghiệm thăm khám. Việc bắt chuẩn bệnh sẽ giúp bạn trong việc đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và không nên tự mình mua thuốc về dùng.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …