Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bệnh nhân ung thư lá lách cần cẩn trọng những gì?

Bệnh nhân ung thư lá lách cần cẩn trọng những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
16 Tháng Chín, 2021 Tin Tức Y dược 250 Lượt xem

Ung thư lá lách mặc dù là căn bệnh ung thư hiếm gặp nhưng cũng giống như bệnh ung thư tại các bộ phận khác trên cơ thể, bệnh cũng cần có những biện pháp can thiệp đúng thời điểm.

Ung thư lá lách là bệnh gì?

Lá lách là một cơ quan thuộc về hệ bạch huyết- một bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể, vị trí lá lách nằm ở vùng hạ sườn trái cơ thể con người. Bệnh ung thư lá lách là hiện tượng phát triển các tế bào ung thư tạo thành khối u trên lá lách của người bệnh.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn ung thư lách được chia làm 2 loại là ung thư nguyên phát hoặc thứ phát:

  • Ung thư lách nguyên phát: các tế bào ung thư hình thành và phát triển từ lách.
  • Ung thư lách thứ phát: các tế bào ung thư hình thành từ các cơ quan khác, di căn đến lách, phần lớn là lymphoma – u lympho và Lơ-xơ- mi (bệnh bạch cầu cấp)

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lá lách là do đâu?

Nguyên nhân ung thư lách phổ biến nhất là ung thư thứ phát do U lympho hoặc bệnh Lơ-xơ-mi. Bên cạnh đó, một số loại ung thư khác di căn đến lách như ung thư vú, ung thư hắc tố và ung thư phổi.

Đối tượng nguy cơ U lympho:

  • Nam giới
  • Tuổi cao
  • Suy giảm hệ miễn dịch: mắc HIV, người ghép tạng, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Nhiễm EBV hoặc HP

Đối tượng nguy cơ của Lơ-xơ-mi:

  • Hút thuốc
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc Lơ-xơ-mi
  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại như Benzene
  • Người mắc hội chứng di truyền như hội chứng Down
  • Đã từng điều trị xạ trị hoặc hóa chất

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh ung thư lá lách:

  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm: HIV, sau ghép tạng
  • Người hút thuốc lá
  • Người nhiễm EBV, HP
  • Người có người thân trong gia đình mắc ung thư lách
  • Công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại công nghiệp

Triệu chứng bệnh ung thư lá lách là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết triệu chứng bệnh thường là:

  • Lách to, tăng kích thước: có thể sờ thấy ở vị trí dưới sườn trái, lan ra đến rốn
  • Cảm giác đầy bụng sau ăn
  • Đau bụng: ở khu vực dưới sườn trái rồi lan ra khắp bụng
  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần: bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều lần và kéo dài
  • Xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo nhiều khi hành kinh, các nốt xuất huyết bầm tím dưới da.
  • Thiếu máu: bệnh nhân xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
  • Cân nặng giảm nhanh

Các triệu chứng khác:

  • Nổi hạch to
  • Sốt
  • Ra mồ hôi nhiều hoặc ớn lạnh
  • Giảm cân: giảm lớn hơn 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Đau ngực
  • Ho hoặc khó thở
  • Chướng bụng, bụng to.

Chẩn đoán bệnh ung thư lá lách?

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ung thư lách, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp thì các xét nghiệm tủy xương có thể được chỉ định như: chọc tủy đồ, sinh thiết tủy

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc U lympho, các xét nghiệm như hạch đồ, chọc tế bào hạch có thể được chỉ định

Trong 1 số trường hợp khi chưa thể kết luận bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ lách để làm giải phẫu bệnh chẩn đoán.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X quang, chụp cắt lớp vi tính có tác dụng bổ trợ trong chẩn đoán giai đoạn, biến chứng của bệnh.

Điều trị bệnh ung thư lá lách?

Các phương pháp điều trị ung thư lách hiện nay đang được áp dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Hóa chất

Phẫu thuật cắt lách: là biện pháp đầu tay trong ung thư lách. Nghiên cứu cho thấy, các trường hợp bệnh được phẫu thuật cắt lách không cần các phương pháp điều trị khác trong 5 năm đầu sau phẫu thuật.

  • Nội soi: để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra bốn vết mổ nhỏ trong bụng người bệnh và dùng một máy quay siêu nhỏ để dễ dàng quan sát bên trong, sau đó ống thông sẽ được dùng để loại bỏ lá lách. Thủ thuật mổ nội soi thường được ưu tiên áp dụng hơn vì vết thương nhỏ, quá trình phục hồi của người bệnh sẽ nhanh chóng hơn.
  • Mổ hở: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến rạch một đường lớn ở giữa bụng người bệnh để mở ổ bụng và thực hiện cắt bỏ lá lách. Kỹ thuật mổ hở với vết thương lớn nên đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn.

Mặc dù hai phương pháp cho hiệu quả tương tự nhưng mổ nội soi là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị và nhân lực, nguy cơ biến chứng sau mổ nội soi sẽ ít xảy ra hơn so với mổ mở.

Ngoài 2 phương pháp kể trên, tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị sức khỏe khác, chẳng hạn như: Hóa trị, xạ trị,…

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …