Trong đông y có nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim đã được sử dụng vì chúng giúp ổn định nhịp tim nếu kiên trì dùng lâu dài.
- Cây cơm nếp có công dụng gì trong y học cổ truyền?
- Thầy thuốc đông y hướng dẫn cách sử dụng hoa Tam thất khô
Sơ lược về rối loạn nhịp tim
Bệnh nhân rối loạn nhịp tim có những triệu chứng điển hình như:
- Tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/phút) hoặc đập không đều;
- Đổ nhiều mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, khó thở hoặc ngất;
- Dễ hồi hộp khi đi đến những nơi đông người;
- Có cảm giác nuốt nghẹn, vướng ở cổ;
- Có cảm giác đau tức, đau nhói xuyên từ vùng lưng tới ngực trái, bị nặng ngực, thở khó, mệt mỏi, có thể bị bóng đè khi ngủ.
Bệnh nhân còn có nguy cơ đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột, thậm chí tử vong do đột quỵ.
Thuốc đông y chữa rối loạn nhịp tim theo từng thể bệnh
Theo Y học cổ truyền, tùy theo triệu chứng lâm sàng mà rối loạn nhịp tim có thể phân thành các thể bệnh khác nhau. Mỗi thể bệnh lại có các phương pháp điều trị riêng. Phương pháp đông y điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng là bổ ích khí huyết, hóa đờm địch ẩm, điều lý âm dương, hoạt huyết hóa ứ và dưỡng tâm an thần. Ngoài ra, cần kết hợp dùng thuốc với ăn uống điều độ, khoa học. Sau đây là một số bài thuốc trị cho từng thể bệnh:
Thể khí âm lưỡng hư
Bệnh nhân có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, bụng đầy, ăn uống ít, người bứt rứt khó ngủ hoặc ngủ hay mơ, không ngon giấc.
Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”, dùng bài thuốc: 12g mạch môn, 12g nhân sâm, 12g sinh địa, 16g chích hoàng kỳ, 16g tiểu mạch, 8g chích cam thảo, 4 trái táo đỏ. Nếu bệnh nhân bị mất ngủ thì thêm 16 – 20g toan táo nhân, 12g bá tử nhân. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 7 ngày.
Hoặc người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau: 10g hà thủ ô, 10 trái táo đỏ, 15g đảng sâm, 100g gạo, 20g đường. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột; táo đỏ rửa sạch và bỏ hạt; đảng sâm cắt miếng; gạo vo sạch. Sau đó, bạn bỏ gạo, hà thủ ô, táo đỏ vào nồi, đổ 1 lượng nước vừa đủ rồi bỏ đảng sâm vào, đun sôi bằng lửa lớn rồi vặn lửa nhỏ, nấu thêm 30 phút. Tiếp theo bỏ đường vào khuấy đều, nấu tới khi gạo nở hết là được. Mỗi ngày dùng 1 lần thay bữa sáng, mỗi lần ăn khoảng 50g cháo.
Thể tâm tỳ lưỡng hư
Người bệnh có triệu chứng: Người mệt mỏi, ăn uống ít, sắc mặt không tươi tắn, hồi hộp, mất ngủ, hoa mắt, hay quên,…
Bài thuốc đông y thường dùng là “quy tỳ thang gia giảm”: 12g đương quy, 12g long nhãn, 12g bạch truật, 16g hoàng kỳ, 16g đảng sâm, 4g chích cam thảo, 10g phục thần, 8g viễn chí, 8g táo nhân (sao đen), 6g mộc hương, 20g thục địa, 5g sinh khương, 3 quả táo. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 5 – 7 ngày.
Thể âm hư hỏa vượng
Người bệnh có biểu hiện: Khó ngủ, hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng,…
Theo thaayf thuoosc Y học cổ truyền Sài Gòn phép trị là “tư âm, giáng hỏa” với bài thuốc: 16g sinh địa, 16g phục thần, 16g bá tử nhân, 16g táo nhân, 12g đảng sâm, 12g đan sâm, 12g huyền sâm, 12g thiên ma, 12g đương quy, 8g viễn chí, 8g kiến cánh, 20g mạch môn, 4g ngũ vị. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 5 – 7 ngày.
Thể tỳ thận dương hư
Biểu hiện của bệnh nhân là da khô kém tươi nhuận, người mệt mỏi, phù toàn thân, sắc mặt tái, đau nhức các khớp, ăn uống kém, đau mỏi lưng gối,…
Bệnh nhân nên dùng bài thuốc “phụ tứ lý trung thang gia giảm”: 12g đảng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 10g phụ thử, 8g chích thảo, 4g nhục quế. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày.
*Lưu ý cách sắc các bài thuốc trên: Nước đầu tiên cho các vị thuốc vào niêu cùng 4 bát con nước, nấu tới khi còn 1 bát nước thì chắt nước thuốc ra. Nước thứ 2 cho 3 bát nước vào, nấu tới khi còn 1/2 bát nước thì chắt lấy nước thuốc. Cuối cùng, hòa 2 nước lại với nhau, chia dùng 3 lần/ngày.