Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Chu sa – Vị thuốc y học cổ truyền có thành phần từ khoáng vật

Chu sa – Vị thuốc y học cổ truyền có thành phần từ khoáng vật

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
29 Tháng Ba, 2023 Tin Tức Y dược 64 Lượt xem

Chu sa có mặt trong thủy ngân có sẵn trong tự nhiên, đây là một loại khoáng thạch có màu đỏ với thành phần chính là sulfua thủy ngân. Chu sa là một trong những loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền, được sử dụng cách đây khoảng 2.000 năm với tác dụng thuốc trấn kinh, an thần, chủ trị các bệnh liên quan đến mất ngủ, co giật,…

Vậy hiệu quả trị bệnh của Chu sa như thế nào, cách dùng ra sao là phù hợp, hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chu sa – thành phần dược liệu quý trong các bài thuốc Y học cổ truyền

Thông tin chung

– Tên khoa học: Cinnabarit

– Tên gọi khác: Thần sa, châu sa, đơn sa,…

– Thành phần: Thủy ngân (HgS nhóm II) khoảng 86,2 %, chất hữu cơ và tạp chất khác (13,8 %)

Mô tả chung

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chu sa được tìm thấy trong dạng khối lớn, màu đỏ son hay đỏ sẫm như gạch. Đôi khi nó cũng được tìm thấy dưới dạng các tinh thể với nước bóng giống như adamantin phi kim loại .

Chu sa là một loại bột, hạt nhỏ, màu đỏ tươi, đỏ đậm.Thực chất chu sa chính là thần sa, là một loại khoáng thạch chứa sunfua thủy ngân và sunfua selen. Chu sa có cấu trúc giống oxit thủy ngân (HgO) nhưng chu sa ở dạng bột đỏ, còn thần sa ở dạng cục khối óng ánh, to nhỏ không đều, màu đỏ ối, đỏ tươi, không mùi và có vị nhạt.

Cách khai thác và chiết suất chu sa

Chu sa là một loại khoáng chất gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa hoặc xuất hiện tại các suối nước nóng kiềm tính. Từ thời La Mã, chu sa thường được dùng làm chất màu hoặc dùng để sản xuất thủy ngân, chu sa là quặng chính để sản xuất thủy ngân trong nhiều thế kỷ, một vài mỏ hiện nay vẫn còn đang hoạt động.

Việc khai thác chu sa rất độc hại vì chu sa gắn liền với thủy ngân, tuy nhiên lại tương đối phổ biến trong lĩnh vực y học cổ truyền, điển hình nhất là khu vực lfa Trung Quốc,… Chu sa có mặt trong các bài thuốc Y học cổ truyền với tên gọi “Dĩ độc trị độc”.

Chu sa

Phương pháp điều chế chu sa thành vị thuốc Y học cổ truyền

– Phương pháp 1: Khi cần sản xuất chu sa với số lượng lớn, thường phải xay nghiền trong các cối đá nhưng phải luôn sử dụng nước sạch để nguội để xay nghiền để không gây biến đổi thành phần của chu sa.

– Phương pháp 2: Nếu dùng chu sa số lượng lớn, thường cho vào cối sứ, cho nước sạch vào rồi nghiền nhiều lần, mỗi lần như vậy gạn lấy phần nước có bột màu đỏ sang cối hoặc lon sành khác, rồi đợi lắng vài giờ, sau đó bỏ phần nước phía trên chỉ lấy bột mịn đỏ, nên tinh chế nhiều lần như vậy. Thành phẩm là chất bột, đổ phơi bóng râm cho đến khi khô hẳn, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, ở nơi cao ráo, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Phương pháp 3: Theo tin tức y dược dùng chu sa số lương ít trong các thang thuốc y học cổ truyền, thì nên hòa chu sao vào nước sạch trong bát sứ, để tan hết bột, lặp lại 5,6 lần, loại bỏ các cặn chỉ lấy phần bột mịn đỏ, sau đó dùng nam châm hút hết cặn sắt, hòa phần bột màu đỏ đã tinh chế mịn còn lại vào thuốc đã sắc để nguội rồi uống.

Chu sa trong y học

Tính vị, quy kinh chu sa

– Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn, có độc

– Quy kinh: Vào kinh Tâm.

Công dụng:

Thanh tâm, trấn kinh, an thần, giải độc. Trị các chứng mất ngủ, ngủ hay mê sảng, giật mình, hoảng hốt, trẻ hay khóc đêm, bị co giật khi sốt cao…

Trong một số tài liệu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng:-    Chu sa có thể dùng trong các trường hợp hay hồi hộp bị đánh trống ngực, tim đập nhanh, mất ngủ, mê sảng, người mất ý thức, lên cơn động kinh co giật, ngất xỉu,…

Bột mịn chu sa

Ứng dụng lâm sàng của chu sa

– Trị  suy nhược thần kinh, bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp

Thần sa (tán mịn) 1gr, tim lợn 1 quả. Cho Thần sa vào tim lợn, hấp chín, ăn 1 quả/ngày

Chu Sa an thần hoàn: Chu Sa 4 gr, Hoàng liên 6gr, Đương qui, Sinh địa, Chích cam thảo đều 2gr, Chu Sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3 – 4gr, ngày uống 2 lần ( 1 lần trước khi ngủ) uống cùng với nước ấm.

Trẻ em hay khóc đêm, ngủ hay bị giật mình

Bột Chu Sa (Thần sa) 0,3 – 1gr dạng bột hoặc dạng viên, uống cùng với nước sắc Thảo quyết minh 10gr trước khi ngủ.

Trị hoa mắt, chóng mặt do mất máu cho phụ nữ sau sinh

Bột Chu Sa ( Thần sa) 1,5 – 3gr, uống với giấm nóng hoặc nước tiểu trẻ em.

Lưu ý khi sử dụng chu sa

– Dùng chu sa sống không bao giờ được chế biến qua lửa hay giã, nghiền… vì sẽ dẫn đến sinh nhiệt cho chu sa, làm cho thành phần sunfua thủy ngân (lành tính) có trong chu sa bị phân hủy thành nguyên tố thủy ngân (Hg) gây độc hại cho cơ thể, vì vậy khi dùng chu sa phải hết sức lưu ý về cách sử dụng và liều lượng quy định.

– Nếu chu sa là một trong nhiều vị của một thang thuốc, thì sắc các vị thuốc kia như bình thường, gạn lấy nước, để nguội sau đó mới cho bột chu sa vào, khuấy đều uống trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ.

Điều cấm kỵ khi sử dụng chu sa

– Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Chu sa có tính độc, không nên dùng với số lượng lớn và trong một thời gian dài.

– Không dùng cho phụ nữ mang thai, người bị rối loạn chức năng gan, thận.

– Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vậy nên, chúng ta phải hết sức lưu ý và tìm hiểu kĩ. Tốt nhất là nên thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …