Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Dược sĩ tư vấn dùng thuốc Nexium hiệu quả và an toàn

Dược sĩ tư vấn dùng thuốc Nexium hiệu quả và an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
1 Tháng Bảy, 2021 Dược sĩ tư vấn thuốc 45 Lượt xem

Thuốc Nexium được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thúc đẩy chữa bệnh thực quản ăn mòn (tổn thương thực quản do acid trong dạ dày)….

Hướng dẫn sử dụng thuốc Nexium

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết Esomeprazole sodium được chỉ định trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng như là một liệu pháp thay thế cho dạng uống khi liệu pháp dùng qua đường uống không thích hợp.

Thuốc chống chỉ định dùng cho những người có tiền sử quá mẫn với hoạt chất chính Esomeprazole sodium hoặc với các chất khác thuộc phân nhóm benzimidazoles hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc này.

Cẩn thận trong việc sử dụng thuốc Nexium

Khi có sự hiện diện của các triệu chứng cảnh giác (như: sụt cân đáng kể không chủ đích, nôn mửa tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu đen) và khi có hay nghi ngờ bị loét dạ dày, nên loại trừ khả năng ác tính vì việc điều trị bằng Esomeprazole sodium có thể che lấp triệu chứng và chậm trễ việc chẩn đoán.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn đã có một số ít dữ liệu về Esomeprazole sodium trên động vật có thai. Các nghiên cứu trên súc vật dùng Esomeprazole sodium không cho thấy thuốc có tác động gây hại trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của phôi/thai nhi. Các nghiên cứu trên súc vật với hỗn hợp racemic không cho thấy thuốc có tác động gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng mang thai, sự sinh nở hoặc phát triển sau sanh. Nên thận trọng khi kê toa Esomeprazole sodium cho phụ nữ có thai.
Người ta chưa biết rằng Esomeprazole sodium có tiết ra sữa mẹ hay không. Nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú chưa được thực hiện. Vì vậy, không nên dùng Esomeprazole sodium trong khi cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc

Các phản ứng ngoại ý do thuốc sau đây đã được ghi nhận hay nghi ngờ trong các thử nghiệm lâm sàng của Esomeprazole sodium dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch và sau khi lưu hành dạng uống của thuốc trên thị trường.

Thường gặp (> 1/100, < 1/10): Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón. Ít gặp (> 1/1000, < 1/100): Viêm da, ngứa, nổi mề đay, choáng váng, khô miệng, nhìn mờ. Hiếm gặp (> 1/10.000, < 1/1000):

Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ. Tăng men gan. Hội chứng Stevens Johnson, hồng ban đa dạng, đau cơ, mệt mỏi. Phản ứng quá mẫn như: sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ. Tăng tiết mồ hôi, phù ngoại biên, rối loạn vị giác và giảm natri máu. Tổn thương thị giác không phục hồi được đã được ghi nhận trong một số rất hiếm trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm trọng đã dùng omeprazole đường tĩnh mạch, đặc biệt khi dùng liều cao, nhưng vẫn chưa xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc dùng thuốc và biến cố ngoài ý này.

Liều dùng nexium

Nexium tiêm tĩnh mạch không nên được dùng đồng thời với các thuốc khác thông qua tĩnh mạch cùng ống. Đường tĩnh mạch nên luôn luôn được rửa bằng 0,9% Sodium Chloride tiêm hoặc Lactated Ringer hoặc Dextrose 5% cả trước và sau khi Nexium tiêm.

Các phụ gia nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng lên đến 30°C (86 ° F) và phải được quản lý trong khoảng thời gian chỉ được liệt kê trong Bảng 1 dưới đây. Không làm lạnh.

 
Chất pha loãng Quản lý trong phạm vi
0,9% Sodium tiêm, USP 12 giờ
Tiêm Lactated Ringer, USP 12 giờ
Dextrose 5%, USP 6 giờ

Thuốc tiêm nên được kiểm tra bằng mắt các hạt vật chất, sự đổi màu và hạn trước khi dùng.

Ngay sau khi có thể, truyền tĩnh mạch với Nexium nên được ngưng và điều trị nên tiếp tục uống.

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …