Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y

Một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
15 Tháng Ba, 2020 Thuốc đông Y 129 Lượt xem

Một số kiêng kỵ trong thời gian dùng thuốc Đông y – người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

<center><em>Một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y</em></center>

Một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc.

Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

  • Các thuốc thanh nhiệt, giải độc

Khi dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản vì đây có chứa những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin).

  • Thuốc thanh nhiệt, an thần

Không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho ta nhiệt nặng thêm.

  • Không nên dùng chung với thuốc tây

Các loại thuốc như tetracycline, terramycin, aureomycin không thể dùng lẫn với thuốc bắc có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm.. như viên giải độc ngưu hoàng, phèn chua, từ thạch, hoạt thạch, mẫu lệ, con sò, bột trân châu…

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: thuốc tetracyline chủ yếu dùng để tiêu viên, dễ kết hợp với các chất vô cơ như canxi, magiê, sắt… tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị. Ví dụ khi dùng kháng sinh không nên dùng viên giải độc ngưu hoàng vì thành phần chủ yếu của viên giải độc ngưu hoàng là thạch cao trong đó có satimite dùng chung với kháng sinh sẽ loại trừ tác dụng kháng viêm của kháng sinh.

<center><em>Không nên ăn các loại hải sản chứa protein lạ</em></center>

Không nên ăn các loại hải sản chứa protein lạ

  • Các thuốc giải cảm

Nên kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc đông y có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc. Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ.

  • Tránh sử dụng thuốc bắc với các loại thuốc tăng cường tiêu hóa

Các loại thuốc trợ tiêu hóa như pepsin, viên đa men, oancreatin không thể dùng chung với đại hoàng và một số loại thuốc bắc đã bào chế có đại hoàng như viên giải độc ngưu hoàng, viên giải nhiệt… vì đại hoàng sẽ gây ức chế đối với các loại thuốc trị tiêu hóa dạng enzyme.

Những loại thuốc này cũng không thể dùng chung với thuốc bắc có acit ellagic (thuốc thuộc da) như ngũ bội tử, hỗ trượng, tử kim định vì sẽ gây kết tủa và mất tác dụng. Các loại thuốc được bào chế theo kiểu nung như huyết dư than, hà diệp than, bồ hoàng than, vỏ sò nung… sẽ hấp phụ các loại men tiêu hóa làm giảm hiệu quả chữa bệnh.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …