Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Nguyên nhân và cách phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng

Nguyên nhân và cách phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
13 Tháng Chín, 2022 Sức khoẻ làm đẹp 166 Lượt xem

Thiếu máu dinh dưỡng là bệnh lý xuất hiện khi hàm lượng Hemoglobin trong máu xuống thấp dưới mức bình thường do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho việc cấu tạo nên hồng cầu như protein, các acid amin, vitamin B12, acid folic,kẽm… Trong tất cả các yếu tố đấy, thì thiếu sắt chính là nguyên nhân hàng đầu ở nước ta dẫn đến thiếu máu. Việc thiếu máu dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em.

1.Các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng

1.Thiếu sắt

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sắt là một thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chúng giúp vận chuyển oxy trong máu tới các mô trong cơ thể. Sắt có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, gan, cá, ngũ cốc, đậu đỗ, rau quả… Người Việt Nam, sắt trong khẩu phần ăn chỉ đáp ứng 30-50% nhu cầu nên bệnh thiếu máu ở nước ta là vấn đề lớn về sức khỏe làm đẹp cộng đồng.

Khi chúng ta không cung cấp đủ sắt trong khẩu phần ăn khi mà dự trữ sắt không đủ (phụ nữ mang thai, trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng, tuổi dậy thì, người ăn chay, ăn kiêng) hoặc do tình trạng hấp thu kém ở người mắc các bệnh tiêu hóa hoặc mất máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiễm giun sán,…

2.Thiếu acid folic

Acid folic hay còn gọi là folat (vitamin B9) là chất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Chúng thường có nhiều trong các loại thực phẩm rau màu xanh thẫm, trái cây họ cam, và trong thức ăn giàu đạm. Acid Folic rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến lên đến 50-90%, thậm chí không còn khi chúng ta nấu ở nhiệt độ cao nhiều nước hay nấu trong thời gian quá lâu.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt acid folic là do không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày hay do tình trạng hấp thu kém nhất như tình trạng bệnh về đường tiêu hóa hoặc do nhu cầu tăng cao ở bệnh sốt rét, thiếu máu, tan máu và do ảnh hưởng của một số thuốc như là thuốc chống co giật, thuốc chống ung thư, thuốc chống co giật….

3.Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể như tổng hợp DNA, sự phát triển, phân chia tế bào, và quá trình myelin hóa sợi thần kinh. Chúng chỉ có trong thức ăn từ nguồn gốc động vật. Vitamin B12 dễ bị hao hụt lên đến hơn 50% khi được nấu chín.

Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 chủ yếu là do bị các bệnh liên quan về đường tiêu hóa (tiêu chảy, phẫu thuật dạ dày – ruột,…) gây hấp thu chất dinh dưỡng kém và chế độ ăn thiếu các thực phẩm nguồn gốc động vật kéo dài hay ăn chay trường…

2.Cách phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Cần cải thiện chế độ ăn và đa dạng hóa nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn: Lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt, gan, trứng,… và có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau xanh, đậu đỗ, nấm,… và kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C, giàu acid folic như một số loại rau có màu xanh thẫm, đậu quả, đậu hạt,… Không nên uống sữa, trà trong khi dùng bữa ăn, hạn chế tối đa các thực phẩm hay đồ uống gây ức chế việc hấp thu sắt.

Các chất dinh dưỡng bổ sung sắt

Nếu được hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng và ăn bổ sung những thực phẩm hợp lý, tăng cường cho trẻ ăn thức ăn nhiều sắt.

Cần đảm bảo, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống xung quanh, thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tập và giữ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cần sử dụng nước sạch cho việc ăn uống. Phân rác cần được xử lý hợp vệ sinh, không nên dùng phân tươi bón ruộng, sử dụng đủ đồ bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp.

Nên phòng ngừa các bệnh về giun sán cho trẻ em, chúng ta cần cho trẻ em được tẩy giun định kỳ, 6 tháng một lần.

Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lý liên quan về tiêu hóa để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất.

 Phải bổ sung sắt cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao như là:

– Phụ nữ đang mang thai: Bổ sung uống thuốc bổ có chứa sắt và acid folic, đây là cách tốt nhất để có thể tránh được việc thiếu máu một cách hiệu quả nhất, cần thực hiện ngay khi mới có thai và phải thực hiện đều đặn trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh được một tháng.

– Phụ nữ ở tuổi sinh đẻ: Cần uống thuốc bổ sung sắt theo phác đồ dự phòng được bác sĩ cho, thường sẽ là liều 1 viên/tuần trong vòng thời gian 16 tuần

– Trẻ bị sinh non, trẻ sinh đa thai, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân và trẻ thiếu sữa mẹ: lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng phù hợp có bổ sung chất sắt, và theo dõi để đánh giá tình trạng thiếu máu ở trẻ.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Măng tây – Kho tàng dinh dưỡng từ thiên nhiên

Măng tây thường được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa ăn, đây là thực …