Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Tam Giác Mạch loài hoa đẹp chữa bệnh

Tam Giác Mạch loài hoa đẹp chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20 Tháng Mười Hai, 2022 Thuốc đông Y 64 Lượt xem

Tam giác mạch  là loài cây quen thuộc trên các vùng cao nguyên đá Hà Giang. Không chỉ có màu sắc đẹp mắt, hạt của cây này còn là thực phẩm quen thuộc của người dân nơi đây.

Hoa tam giác mạc

Tam giác mạch có chứa hàm lượng chính là hoạt chất rutin làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, giúp ổn định đường huyết và huyết áp, mỡ trong máu,….

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng tôi tìm hiểu vị thuốc từ loài hoa đẹp này nhé!!!

1.Đặc điểm chung Tam giác mạch:

Tên gọi khác:  kiều mạch, lúa mạch đen, cây mạch ba góc ở Lào Cai, Yên Bái thì gọi còn được gọi là sèo.

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

1.1.Mô tả thực vật:

Tam giác mạch là một cây thuộc thảo, cao 0.4- 1,7m, có nhiều cành, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ.

  • Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có uống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống gân lá hình chân vị.
  • Hoa chùm mọc ở ngọn và nách lá. Hoa lưỡng tính, màu trắng, đỏ hoặc trắng hồng.
  • Quả loại bế và có tận 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, màu xám (hoặc nâu đen). Hạt có nội nhũ
  • Mùa hoa từ tháng 6 – 10, mùa quả từ tháng 6 – 11,

1.2. Phân bố, thu hái và chế biến, bảo quản:

Khoảng 6000 TCN,Tam giác mạch được phát hiện và trồng đầu tiên ở Đông Nam Á, sau đó được phân bố ở một số nước khác như Trung Á, Tây Tạng, Trung Đông, Châu Âu,…

Loài cây này sống ở độ cao khoảng trên 2000m, chúng được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi có khí hậu ẩm và mát (nhiệt độ 15-22 độ C) như Hà Giang,Cao Bằng, Lạng Sơn, …

Cây được trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và súc vật tuy nhiên ăn nhiều và ăn không người rất mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo.

Ở các tỉnh biên giới nước ta, Tam giác mạch có thể trồng vào 2 vụ:

  • Vụ xuân hạ được gieo trồng vào tháng 1-2 đến tháng 4-5 thu hoạch
  • Vụ thu đông được gieo trồng vào tháng 8-9 đến tháng 11-12 thu hoạch
  • Ta có thể trồng Tam giác mạch để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi để chiết rutin hoặc ta có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả.

Thu hái: Trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2-3 tháng.

Chế biến: Hạt phơi khô

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

2.Bộ phận dùng

  • Hạt
  • Hầu hết các bộ phận như thân, hoa, lá non, quả, hạt đều được ứng dụng trong y học.

3.Thành phần hoá học

Các bộ phận của cây đều chứa một loại glucosid là rutosid, đặc biệt là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%); Hạt có chất độc; Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Bột quả chứa protein (10-11%), đường khử 2%, tinh bột 65%.

Trong lá và hoa có tỷ lệ Rutin cao nhất là 6,38% thì riêng trong lá tỷ lệ 7,93% còn trong hoa là 4,16%, tỷ lệ rutin trong thân thấp nhất 0,4%.

Ngoài ra thảo dược còn chứa nhiều axit amin như alanin, glycin, serin, leucin, lysin,..

Thời gian và nhiệt độ phơi sấy nguyên liệu cũng rất ảnh hưởng. phơi nhanh (40-60 phút) ở nhiệt độ 90-1050 rutin bị hao hụt ít nhất 38%, nhiệt độ thấp nhưng sấy kéo dài hoặc trên 1050mà rút ngắn thời gian thì hiệu suất hụt từ 70-100%

Hiệu suất trung bình tính từ 2-6%

4. Tác dụng – công dụng

* Theo đông y:

Thảo dược có vị chát, hơi the, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi thấp,.

Quy kinh: Kinh tỳ, vị, đại tràng

* Tác dụng – công dụng của cây kiều mạch

Theo thuốc đông y một số nghiên cứu của các nhà khao học cho thấy trong cây Tam giác mạch có chứa vitamin E, squalene (chất dưỡng ẩm cho da) và rutin

Được dùng để chữa một số bệnh như:

  • Ổn định đường trong máu.
  • Hỗ trợ tim mạch do HA tăng, xơ vữa động mạch hay các rối loạn tĩnh mạch
  • Ngăn ngừa sỏi thận
  • Điều trị táo bón
  • Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao
  • Bổ sung protein cho cơ thể
  • Giảm căng thẳng
  • Lợi tiểu

5. Một số bài thuốc đến từ tam giác mạch

1. Chữa cơ thể suy nhược và hay ra mồ hôi trộm

Dùng bột tam giác mạch 500gvới 1 ít đường (đỏ)

Đem nhào trộn đều hỗn hợp với 1 ít nước để nhào thành bánh,

Rồi đem nướng bánh chín và dùng trong vòng vài ngày.

2. Chữa trị khí hư, mụn nhọt, nhiễm trùng, tiêu chảy, đau bụng và vã nhiều mồ hôi do dạ dày bị tổn hại

Tam giác mạch dùng một lượng vừa đủ và sao vàng,

Rồi xay thành bột mịn Bảo quản trong lọ kín,

Khi sử dụng dùng 10-15g chiêu với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

3. Chữa trị xuất huyết đáy mắt, huyết áp cao

Chuẩn bị lá kiều mạch tươi 100g,  ngó sen 4 cái và sắc uống mỗi ngày.

4. Massage mặt bằng bột tam giác mạch

Cho ít bột tam giác mạch trộn với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Massage mặt cùng với nước và bột này trong vòng 40 giây, sau đó rửa lại với nước sạch.

5.Chữa một số bệnh khác:

Theo kinh nghiệm dân địa phương: lá tam giác mạch có công dụng trong việc chữa bệnh. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm sáng mắt, thính tai. Hoặc dùng thân và lá tam giác mạch để sắc lên để uống chữa bệnh như bệnh dạ dày, ung thư trực tràng, táo bón, huyết áp, người bị bệnh mỡ máu, đường máu,

Hà Giang với hoa Tam giác mạch là điểm sống ảo tuyệt đẹp cho mọi đối tượng

Theo giảng viên Cao đẳng Dược tam giác mạch vừa là loài thảo dược quý vừa là một loại hoa mang trong mình giai thoại với câu chuyện “cứu đói” mà Ngọc Hoàng giao cho 2 nàng Tiên Ngô và Tiên gạo.. Tam giác mạch ngoài vẻ đẹp nơi cao nguyên đá, chúng còn đem lại cho con người nhiều bài thuốc quý trong đông và chữa được nhiều bệnh, giúp con người thoát khỏi được một số bệnh nhưu sang mắt, thính tai nếu ăn thường xuyên, còn chữa được bênh bệnh dạ dày, ung thư trực tràng, táo bón, huyết áp, người bị bệnh mỡ máu, đường máu,… bởi vậy Tam Giác Mạch trở thành hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng núi cao nguyên đá và ngày càng gần hơn với những du khách trong và ngoài nước.và đem lại cho ta nhiều bài thuốc hay ./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …