Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Mười, 2022 Dược sĩ tư vấn thuốc, Thuốc Kháng Sinh 337 Lượt xem

Việc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hay cho con bú sử dụng thuốc kháng sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ những lợi ích và nguy cơ của thuốc gây ra với mẹ bầu và thai nhi. 

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn liệt kê mà mẹ đang mang thai hay cho con bú có thể sử dụng được!

Thuốc kháng sinh nhóm Beta-Lactam

Các loại thuốc kháng sinh thuốc Nhóm Penicillins và cephalosporin bài tiết qua sữa mẹ với số lượng rất nhỏ, do vậy có thể tương thích với việc cho con bú. Những đứa trẻ bú mẹ có thể có phản ứng phụ đối với nhóm kháng sinh này như là tiêu chảy do kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn.

Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) có thể sử dụng với những mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng với các trường hợp sinh non trước 2 tháng vì thuốc này có thể làm tăng bilirubin trên trẻ bú mẹ.

Thuốc kháng sinh nhóm Tetracycline

Thuốc nhóm Tetracycline từng được khuyến cáo không được sử dụng với trường hợp mẹ đang mang thai hay cho con bú vì thuốc có thể bám trên răng chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Tetracycline trong thời gian ngắn sẽ không gây ra vấn đề gì cho mẹ bầu và thai nhi, bởi vì thuốc có thể tạo phức với calcium trong sữa và không được hấp thu bởi đứa trẻ.

Những thuốc cùng nhóm là: Tetracycline, Oxytetracycline, Minocycline, Doxycycline

Lưu ý: trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài thì nên tránh sử dụng.

Thuốc kháng sinh Metronidazol

Metronidazole thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo, được xem là có liên quan đến nguy cơ ung thư trên động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc Metronidazole gây ung thư trên người, bao gồm những cuộc nghiên cứu trên trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc này trong thời gian bú mẹ. Trường hợp nặng nhất là trẻ đi phân lỏng khi bú mẹ có sử dụng Metronidazole.

Việc mẹ đang cho con bú sử dụng thuốc Metronidazole có thể khiến sữa có vị khác lạ, khiến trẻ bỏ bú. Ngoài ra, sử dụng thuốc Metronidazole có thế khiến màu sữa bị thay đổi.

Nồng độ thuốc trong sữa khi dùng liều đường uống 400mg 3 lần/ ngày là 15.52 mcg/ml và liều đường uống 200mg 3 lần/ ngày tương đương liều 3mg/kg/ngày trên trẻ sơ sinh so sánh với liều 22.5mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trên trẻ em.

Thuốc kháng sinh Fluconazol

Thuốc kháng sinh Fluconazole thường được kê đơn trong trường hợp nhiễm trùng đầu vú đối với những bà mẹ cho con bú. Thuốc Fluconazol có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng trẻ bú mẹ chỉ hấp thu khoảng 5% liều thường dùng cho trẻ em.

Mặc dù thông tin còn hạn chế đối với những thuốc kháng nấm ví dụ như clotrimazole (Gyne-Lotrimin) hoặc miconazole (Monistat), những thuốc này qua sữa mẹ ở nồng độ thấp, do dó việc chỉ định dùng thuốc với mẹ ít gây nguy cơ với trẻ.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng bàng quang

Phụ nữ cho con bú thường tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang do nồng độ estrogen giảm, cơ âm đạo mỏng, pH âm đạo thay đổi và có sự tăng số lượng vi khuẩn. Do cơ âm đạo mỏng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo, và di chuyển lên bàng quang. Những vi khuẩn này bám trên thành bàng quang và nhân lên.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng này thường là thường thuộc nhóm sulfat. Ciprofloxacin và dẫn xuất, nitrofurantoin thường được xem là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột. Điều này có thể dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy nhưng tác dụng phụ này chỉ là tạm thời nên việc mẹ bầu sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng bàng quang là an toàn.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thu vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ. Do đó, hãy tuân thủ đúng quy tắc dùng thuốc!

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …