Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Xét nghiệm EBV

Xét nghiệm EBV

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
16 Tháng Mười, 2022 Tin Tức Y dược 92 Lượt xem

EBV có tên đầy đủ là Epstein – Barr Virus, chúng thuộc họ Herpes, tỷ lệ virus khá phổ biến, theo thống kê có khoảng 90% người trưởng thành từng nhiễm loại virus này và có xuất hiện kháng thể chống EBV. Ta thực hiện xét nghiệm EBV để phát hiện virus này có tồn tại trong máu hay không.

Xét nghiệm EBV giúp phát hiện virus EBV

1.Tổng quan về EBV

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: EBV là loại virus lây truyền giữa người với người, lây qua các dịch tiết từ quan hệ tình dục hay lây qua đường nước bọt. Khi nhiễm virus cấp sẽ không có quá nhiều biểu hiện khác biệt hay triệu chứng gì.

Thông thường, trong tổng số người nhiễm EBV thì có khoảng 30-50% người có biểu hiện, xuất hiện triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân như là mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, sốt, sưng hạch bạch huyết,… Nếu bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch thì chúng còn liên hệ với các bệnh như là u lympho, ung thư mũi họng, ung thư lympho Hodgkin,…

EBV gồm 2 loại: EBV loại 1 và EBV loại 2. Để phân biệt 2 loại này ta dựa vào gen EBNA, đây là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt của khả năng biến đổi cũng như khả năng kích hoạt giữa hai loại này.

Xét nghiệm EBV sẽ giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác bệnh nhân đang nhiễm EBV ở giai đoạn nào, cấp tính hay đã từng nhiễm hoặc đang tái phát lại.

2.Xét nghiệm EBV

Để xét nghiệm EBV có tồn tại trong máu hay không, ta có những xét nghiệm miễn dịch như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nguyên vỏ IgG của virus: thời điểm mà IgG đạt cao nhất là từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi bệnh, và sẽ giảm dần nhưng vẫn còn và tồn tại mãi mãi trong cơ thể.Trong trường hợp nhiễm EBV cấp, IgG có thể xuất  hiện cùng với IgM hay có thể xuất hiện sớm.
  • Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng nguyên IgM của virus: IgM xuất hiện vô cùng sớm ở giai đoạn đầu và sẽ mất đi trong tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 khi bệnh khởi phát, trong trường hợp bệnh nhân nhiễm EBV cấp tính thì chúng có thể tồn tại kéo dài đến vài tháng.
  • Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên một nhân Epstein Barr:  xét nghiệm được thực hiện sau khi khởi phát những triệu chứng của bệnh từ khoảng 2 đến 4 tháng thì sẽ thấy được sự tồn tại của EBNA-1 IgG; nó sẽ không tồn tại trong giai đoạn cấp ở thời gian từ 3 – 4 tuần đầu bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
  • Thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên D từ sớm: xét nghiệm này sẽ được thực hiện từ rất sớm trong 3 – 4 tuần đầu, vì sau 3-4 tháng nó sẽ mất đi. Khi có kháng thể này xuất hiện là dấu hiệu bị nhiễm EBV và virus này đang hoạt động. Ngoài ra, có 20% người khỏe mạnh tồn tại loại kháng thể này.

Xét nghiệm EBV giúp phát hiện virus EBV có trong máu hay không

3.Khi nào thì được chỉ định xét nghiệm EBV

Xét nghiệm EBV sẽ được chỉ định với các đối tượng như sau:

  • Những người có xuất hiện những triệu chứng giống với bệnh bạch cầu đơn nhân, như là: đau đầu, mệt mỏi,khó chịu, sưng hạch bạch huyết, sốt, lách to,…
  • Kiểm tra, xác định xem người đó đã từng tiếp xúc với nguồn lây nhiễm EBV hay không.
  • Khi phụ nữ mang thai có các triệu chứng giống bệnh cảm cúm, sẽ được thực hiện xét nghiệm EBV để thăm dò và chẩn đoán xem nguyên nhân gây nên các triệu chứng cúm đó là gì, liệu có phải là do nhiễm EBV hay không.
  • Có thể để theo dõi mức độ kháng thể thay đổi như nào, xét nghiệm này sẽ được làm đi làm lại nhiều lần khi xét nghiệm lần đầu cho kết quả âm tính nhưng vẫn nghi ngờ nhiễm EBV.

4.Xét nghiệm EBV có ý nghĩa gì

Theo tin tức y dược xét nghiệm EBV là xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên của EBV, cho nên kết quả nhận được chính là sự có mặt kháng thể đó. Nếu kết quả nhận được là dương tính đồng nghĩa với việc trong cơ thể có kháng thể, còn âm tính thì nghĩa là cơ thể không có sự tồn tại của kháng thể hay là kháng thể vẫn ở mức thấp chưa thể phát hiện được. Xét nghiệm này còn có thể cho biết hiệu giá kháng thể trong cơ thể người bệnh.

Hiệu giá sẽ nhỏ hơn và trong khoảng 1 đến 10 trong trường hợp bình thường. Hiệu giá bất thường là khi nó lớn hơn khoảng 1 đến 10 nhưng nhỏ hơn 1: 320, có nghĩa  là người này đã từng nhiễm EBV trong quá khứ. Hiệu giá 1:320 hoặc cao hơn đồng nghĩa với việc người này đang nhiễm EBV hoạt động, khi đó kháng thể EBV VCA IgM sẽ cho kết quả dương tính.

Ngoài ra, xét nghiệm này có thể phát hiện được một số kháng thể immunoglobulin. Việc này giúp đánh giá được tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi nào. Kháng thể IgM có thể được phát hiện trong giai đoạn nhiễm EBV cấp, đồng thời giai đoạn này là thời điểm hoạt động của bệnh bạch cầu đơn nhân. Sau khi xâm nhập vào cơ thể  được khoảng 3 – 4 tuần thì xét nghiệm kháng thể IgG sẽ cho kết quả dương tính. Kết quả sẽ có sau khoảng 3 ngày.

5.Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: trong những tuần đầu bị nhiễm EBV, xét nghiệm kháng thể kháng EBV có thể cho ra kết quả âm tính giả. Nếu như xét nghiệm lần đầu không cho ra kết quả dương tính với EBV nhưng bệnh nhân vẫn có các triệu chứng nghi ngờ thì có thể làm xét nghiệm lặp lại sau 1 – 2 tuần.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …