Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Xét nghiệm tiêm dưới da để chẩn đoán xác định bệnh lao

Xét nghiệm tiêm dưới da để chẩn đoán xác định bệnh lao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
7 Tháng Mười, 2022 Tin Tức Y dược 50 Lượt xem

Lao là căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi trùng lao, có khả năng lây nhiễm cao, bởi vậy ta cần chẩn đoán xác định lao sớm để có thể điều trị và tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Để xác định bệnh lao ta có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau, trong đó ta có xét nghiệm tiêm dưới da là một xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán xác định.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao

1.Tổng quan về lao

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và phá hủy tế bào. Trong đó bệnh lao phổi là chiếm tỷ lệ cao nhất với tầm 85% trong tổng số ca nhiễm lao.

Theo tin tức y dược bệnh lao gồm hai giai đoạn, giai đoạn khi vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể, sẽ chưa xuất hiện các triệu chứng, không có khả năng lây nhiễm, chúng ta gọi đây là giai đoạn ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ dài hay ngắn còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể, có thế là vài tháng hoặc có khi đến vài năm.

Khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể  suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao trong cơ thể phát triển, chúng sẽ bắt đầu có chuyển biến và các dấu hiệu phát bệnh bao gồm những triệu chứng sau:

  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Ho khan, ho có đờm, ho ra máu, ho liên tục và thường xuyên.
  • Đau tức ngực, có triệu chứng toát mồ hôi lạnh vào ban đêm
  • Cơ thể suy nhược, gầy sút.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bị no hơi.

2.Thế nào là tiêm dưới da xác định lao

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà NộiXét nghiệm tiêm dưới da xác định lao còn có tên gọi là thử nghiệm Mantoux là xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh nhân trước đó có từng tiếp xúc với vi khuẩn lao chưa. Đây là một xét nghiệm để đo phản ứng hệ miễn dịch đối với vi khuẩn lao. Ta sẽ tiêm một lượng tuberculin của vi khuẩn lao vào vùng da dưới cánh tay của bệnh nhân. Trong trường hợp đã tiếp xúc với vi khuẩn lao, vùng da dưới cánh tay sẽ có phản ứng, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện vết sưng đỏ trong vòng 1-3 ngày.

Đây là một xét nghiệm có hiệu quả trong việc phát hiện nhiễm vi khuẩn lao. Cách này được thực hiện khi có xuất hiện các triệu chứng và các phương pháp khác cho thấy rằng người này có khả năng mắc bệnh lao. Tuy nhiên xét nghiệm này có nhược điểm là không biết rõ được thời gian nhiễm lao và tình trạng bệnh lao.

3.Cách thực hiện xét nghiệm tiêm dưới da

1. Chuẩn bị

  • Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ nếu bản thân đã từng có kết quả xét nghiệm tiêm dưới da dương. Trường hợp này, bệnh nhân không cần xét nghiệm, trừ khi có bất thường.
  • Nếu đang mắc bệnh, cần thông bào cho bác sĩ điều trị biết và nói rõ các loại thuốc đang sử dụng.
  • Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết khi đã tiêm phòng lao và thời gian tiêm chủng.

2. Quy trình

  • Bệnh nhân cần ngồi đúng tư thế và đưa cánh tay cần tiêm lên cao
  • Làm sạch vùng da được tiêm và để khô
  • Tiêm tuberculin dưới vùng da cánh tay, khi tiêm có thể có một vết sưng nhỏ, vùng xung quanh đó sẽ được dùng bút đánh dấu
  • Để hở vết tiêm, theo dõi vùng tiêm trong 1 – 3 ngày.

3. Chú ý sau tiêm

  • Không nên băng gạc, hay dán băng cá nhân lên vùng tiêm
  • Không dùng tay cào hay gãi lên vùng tiêm
  • Nếu tại vị trí tiêm bị ngứa, người bệnh có thể đắp khăn lạnh lên vị trí đó
  • Ta có thể dùng nước rửa vùng tiêm và lau khô một cách nhẹ nhàng
  • Đến gặp bác sĩ sau 2 – 3 ngày tiêm để kiểm tra kết quả

4. Kết quả

Sau 2-3 ngày, chúng ta sẽ căn cứ vào kích thước của vết sưng đỏ để xác định kết quả. Quan sát vùng da tại vị trí tiêm, sẽ đánh giá được nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao.

Kết quả âm tính là khi bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm.

Còn nếu vết mẩn đỏ có biểu hiện sưng cứng thì có thể người đó đã từng tiếp xúc với khuẩn lao hay đã tiêm phòng lao cụ thể như sau:

  • Vết sưng cứng có kích thước 5mm: người bệnh trong nhóm nguy cơ cao nhiễm khuẩn lao
  • Vết sưng cứng có kích thước 10mm: người bệnh  ở nhóm nguy cơ trung bình nhiễm khuẩn lao
  • Vết sưng cứng có kích thước 15mm: người bệnh ở nhóm có nguy cơ thấp nhiễm khuẩn lao.

Vết sưng cứng khi xét nghiệm tiêm dưới da

Nhưng mà, kết quả còn phụ thuộc vào nguy cơ mắc bệnh của từng người. Nếu thuộc đối nguy cơ cao, thì chỉ cần một vết sưng nhỏ tại vị trí tiêm cũng là dấu hiệu của nhiễm bệnh lao. Còn nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ thấp thì một vết sưng lớn mới được xác định mắc bệnh.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …