Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Nên dùng thuốc Ampicillin như thế nào cho đúng?

Nên dùng thuốc Ampicillin như thế nào cho đúng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Một, 2019 Thuốc Tân dược 479 Lượt xem

Thuốc Ampicillin dùng để điều trị đại trà các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vậy nên dùng thuốc Ampicillin như thế nào cho hiệu quả?

Nên dùng thuốc Ampicillin như thế nào cho đúng?

Nên dùng thuốc Ampicillin như thế nào cho đúng?

Tác dụng của ampicillin là gì?

Thuốc Ampicillin là thuốc kháng sinh penicillin, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc không có tác dụng khi người bệnh bị nhiễm virus như cảm lạnh thông thường, cúm. Khi không quá cần thiết sử dụng thuốc Ampicillin thì không nên lạm dụng để làm giảm hiệu quả của thuốc.

Hàm lượng và dạng thuốc Ampicillin

Ampicillin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Bột pha thuốc tiêm: 10g trong 100ml.
  • Viên nang: ampicillin 1g.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ampicillin hiệu quả

Để uống thuốc Ampicillin  hiệu quả bạn nên uống 4 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 6h hoặc sử dụng theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

Dùng thuốc tân dược Ampicillin khi bụng trống (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn) với nhiều nước.

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khoe của bệnh nhân đưa ra liều lượng phù hợp

Thuốc kháng sinh Ampicillin đạt hiệu quả tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể bạn được giữ ở mức ổn định. Do đó hãy uống thuốc theo các khoảng cách đều nhau.

 Sử dụng thuốc cho đến khi đủ lượng dùng theo quy định, kể cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất sau một vài ngày dùng thuốc. Việc bạn ngưng uống thuốc Ampicillin quá sớm có thể làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và tái nhiễm trùng. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Liều dùng thuốc Ampicillin như thế nào?

Liều dùng thuốc Ampicillin như thế nào?

Liều dùng thuốc Ampicillin như thế nào?

Liều dùng ampicillin cho người lớn:

Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn:

  • Thuốc uống: 250-500 mg uống mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị Viêm nội tâm mạc:

  • Tiêm tĩnh mạch Ampicillin 2 g mỗi 4 giờ kết hợp với gentamicin hoặc streptomycin (nếu kháng gentamicin).

Liều cho người lớn bị viêm màng não:

  • Tiêm tĩnh mạch: 200 mg/kg/ngày, tiêm các liều bằng nhau, chia làm mỗi 4 giờ, kết hợp với các thuốc tiêm kháng sinh khác.
  • Tiêm vỏ não: 10-50 mg/ngày, bên cạnh việc dùng thuốc tiêm kháng sinh tĩnh mạch.

Liều cho người lớn bị nhiễm trùng huyết: 150-200 mg/kg/ngày.

Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn nội tâm mạc:

  • Phòng ngừa: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 2g liều đơn trong 30-60 phút trước khi điều trị.

Liều cho người lớn bị viêm ruột:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn trong ổ bụng:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Tiêm 250 đến 500 mg tiêm bắp/tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm họng:

  • Tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch: 250-500 mg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: tiêm 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm xoang:

  • Tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch: 250-500 mg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: tiêm 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho ngưởi lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên:

  • Tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch: 250-500 mg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: tiêm 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm phổi:

  • Tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch: 250-500 mg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: tiêm 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm phế quản:

  • Tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch: 250-500 mg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: tiêm 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm bắp/tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm bể thận:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm bắp/tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn mắc bệnh Shigella (Shigellosis):

  • Uống 500 mg hoặc tiêm bắp/ tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị sốt thương hàn:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm bắp/ tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn để phòng ngừa bệnh nhiễm cầu khuẩn nhóm B khi sinh đẻ:

Tiêm tĩnh mạch 2 g cho liều ban đầu, sau đó tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 4 giờ cho đến khi sinh.

Liều dự phòng cho phẫu thuật:

  • Ghép gan: tiêm tĩnh mạch 1g Ampicillin cộng với tiêm tĩnh mạch 1g cefotaxime khi gây mê, sau đó dùng mỗi 6 giờ trong quá trình điều trị và dùng 48 giờ sau khi phẫu thuật kết thúc.

Liều cho người lớn mắc bệnh Leptospirosis:

  • Nhẹ: uống 500-750 mg mỗi 6 giờ.
  • Trung bình đến nặng: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 g mỗi 6 giờ.

Liều cho người lớn bị viêm tai giữa:

  • Uống 500 mg hoặc tiêm bắp/tĩnh mạch 1-2 g mỗi 6 giờ, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễm trùng.

Liều dùng ampicillin cho trẻ em:

Liều cho trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn:

Trẻ sơ sinh:

  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nhẹ hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 12 giờ.
  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nặng hơn 2kg:tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi , nhẹ hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi,nặng hơn 2kg:tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 6 giờ.

Trên 1 tháng tuổi:

Nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình:

  • Tiêm bắp/tĩnh mạch: 25-37,5 mg/kg mỗi 6 giờ.
  • Thuốc uống: uống 12,5-25 mg/kg mỗi 6 giờ.
  • Liều tối đa: 4 g/ngày.

Liều cho trẻ bị nhiễm khuẩn:

Trẻ sơ sinh:

  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nhẹ hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 100 mg/kg mỗi 12 giờ.
  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nặng hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ hoặc 100 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi, nhẹ hơn 2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi, nặng hơn 2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 6 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị nhiễm trùng huyết:

Trẻ sơ sinh:

  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nhẹ hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 100 mg/kg mỗi 12 giờ.
  • 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn, nặng hơn 2 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ hoặc 100 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi 12 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi, nhẹ hơn 2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • 8-28 ngày tuổi, nặng hơn 2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg mỗi 6 giờ.

Liều cho trẻ bị viêm màng não:

  • Trẻ em: tiêm tĩnh mạch 150-200 mg/kg/ngày chia làm các liều bằng nhau, dùng mỗi 3-4 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị viêm nội tâm mạc:

  • Liều tối đa: 12 g/ngày.

Liều phòng ngừa cho trẻ bị viêm nội tâm mạc:

  • Trẻ em: tiêm tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg dùng 1 liều duy nhất cách 30-60 phút trước khi điều trị.

Liều cho trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp:

Tiêm:

  • Nhẹ hơn 40 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 25-50 mg/kg/ngày dùng các liều bằng nhau, chia làm mỗi 6-8 giờ.
  • 40 kg trở lên: tiêm bắp/tĩnh mạch 250-500 mg mỗi 6 giờ.

Thuốc uống:

  • 20 kg trở xuống: uống 50 mg/kg/ngày với liều lượng bằng nhau, dùng mỗi 6-8 giờ.
  • Nặng hơn 20 kg: uống 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị viêm phổi:

Tiêm:

  • Nhẹ hơn 40 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 25-50 mg/kg/ngày dùng các liều bằng nhau, chia làm mỗi 6-8 giờ.
  • 40 kg trở lên: tiêm bắp/tĩnh mạch 250-500 mg mỗi 6 giờ.

Thuốc uống:

  • 20 kg trở xuống: uống 50 mg/kg/ngày với liều lượng bằng nhau, dùng mỗi 6-8 giờ.
  • Nặng hơn 20 kg: uống 250 mg mỗi 6 giờ.

Liều cho trẻ bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng mô mềm:

  • Nhẹ hơn 40 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 25-50 mg/kg/ngày dùng các liều bằng nhau, chia đều mỗi 6-8 giờ.
  • 40 kg trở lên: tiêm bắp/tĩnh mạch 250-500 mg mỗi 6 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

Tiêm:

  • Nhẹ hơn 40 kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50 mg/kg / ngày, chia đều mỗi mỗi 6-8 giờ.
  • 40 kg trở lên: tiêm bắp/tĩnh mạch 500 mg mỗi 6 giờ.

Thuốc uống:

  • 20 kg trở xuống: uống 25 mg/kg mỗi 6 giờ.
  • Nặng hơn 20 kg: uống 500 mg mỗi 6 giờ.

Liều dự phòng phẫu thuật:

Ghép gan:

  • 1 tháng tuổi trở lên: Ampicillin 50 mg/kg tĩnh mạch cộng với cefotaxime 50 mg/kg tĩnh mạch dùng trước khi gây mê và mỗi 6 giờ trong 48 giờ sau khi kết thúc lần phẫu thuật cuối.

Hàm lượng và dạng thuốc Ampicillin

Hàm lượng và dạng thuốc Ampicillin

Những thông tin ở trên trang Thuốc Việt cung cấp về liều dùng thuốc Ampicillin chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ. Vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc hoặc hỏi ý kiến Bác sĩ/ dược sĩ để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …