Bệnh cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, do vậy nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng do bệnh gây ra.
- Biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết áp
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
- Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp
Thầy thuốc cảnh báo các dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là gì?
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, huyết áp cao là tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 135 mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg trở lên. Những chỉ số huyết áp này có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Chúng ta có thể đo huyết áp bằng các thiết bị và máy đo huyết áp.
Các dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên bệnh tăng huyết áp rất khó nhận biết qua các triệu chứng. Để biết chính xác có bị cao huyết áp hay không thì các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt với những người có người thân bị cao huyết áp.
Một số dấu hiệu cơ bản của bệnh cao huyết áp, người bệnh cần lưu ý như: nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, hoa mắt. Một số trường hợp có các dấu hiệu nặng hơn như: đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, buồn nôn, nôn ói, mặt đỏ bừng, tái xanh, hồi hộp, hốt hoảng…
Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp cần đặt trong mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây huyết áp cao, do vận động mạnh hay do bệnh lý. Những người tuổi càng cao thì có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với những người trẻ, nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới.
Để nhận biết chính xác bệnh thì tốt nhất người bệnh nên đi khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng.
Người bệnh nên đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bệnh
Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Việc điều trị bệnh tăng huyết áp mục đích chính là giữ cho huyết áp về mức bình thường, dưới 135/85 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Điều trị bệnh tăng huyết áp giúp làm giảm nguy cơ bị các biến chứng do bệnh gây ra như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, đau thắt ngực.
Bệnh cao huyết áp có thể điều trị bằng thuốc, kết hợp với thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng. Bệnh nhân cần giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn, không uống rượu bia, rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên… Bệnh nhân cần duy trì việc điều trị ngay cả khi huyết áp đã ổn định, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đi khám sức khỏe thường xuyên để kiểm soát bệnh. Đo huyết áp là cách đơn giản và hiệu quả theo dõi chỉ số huyết áp của bạn
Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.