Bệnh tiêu chảy mạn tính nguyên nhân chủ yếu là do chức năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp. Trong Y học cổ truyền có một số món ăn bài thuốc chữa trị hiệu quả như sau.
- Thầy thuốc chỉ ra công dụng trị bệnh của quả Phật thủ trong Y học cổ truyền
- Thầy thuốc nói về công dụng của cây lá lốt trong y học cổ truyền
- Thầy thuốc tư vấn các bài thuốc Đông Y chữa chứng chán ăn ở trẻ nhỏ
Thầy thuốc tư vấn món ăn bài thuốc chữa tiêu chảy mạn tính hiệu quả
Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính
Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, tiêu chảy mạn tính thuộc chứng tiết tả. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do công năng tỳ vị suy giảm, ăn uống không phù hợp.
Triệu chứng: Người bệnh tiêu chảy mạn tính có các triệu chứng: hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, do vị hư.
Để khắc phục tình trạng này, các thầy thuốc y học cổ truyền đã nghiên cứu ra một số món ăn bài thuốc có công dụng trị bệnh tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả. Sau đây là một số món ăn bài thuốc Đông Y có tác dụng ôn bổ tỳ vị, hóa thấp, điều hòa tráng vị, có công dụng rất tốt đối với những người bị tiêu chảy mạn tính.
Các món ăn bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị tiêu chảy mạn tính
- Chè đậu đỏ hạt sen:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: đậu đỏ, hạt sen, táo đỏ, củ sen, gạo đỏ, đường cát gia vị vừa đủ nấu chè ăn.
Công dụng: Đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù. Hạt sen, củ sen có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa tỳ vị hư, tiêu chảy kiết lỵ kéo dài. Táo đỏ có công dụng bổ tỳ vị nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Gạo đỏ bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ. Đường phèn bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Món ăn bài thuốc đông y này có tác dụng bổ ích tỳ vị, phòng trị tiêu chảy rất hiệu quả.
- Thịt gà hầm lá ngải:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này gồm có: thịt gà lông vàng, lá ngải cứu, đậu xanh, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn tuần vài lần.
Công dụng: Thịt gà vị ngọt, tính ấm, có công dụng điều hòa tỳ vị, bổ khí dưỡng huyết, chữa rối loạn tiêu hóa… Ngải cứu có tác dụng ôn trung tán hàn, ích tỳ vị hóa thấp… Đậu xanh có tác dụng bổ tỳ vị, giải phiền nhiệt, hạ khí, lợi ngũ tạng. Món ăn bài thuốc y học cổ truyền này có tác dụng bổ dưỡng phòng trị chứng tỳ hư, tiêu chảy rất hiệu quả.
Thịt gà hầm ngải cứu – món ăn bài thuốc trị tiêu chảy mạn
- Canh dạ dày lợn hạt sen:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này gồm có: dạ dày lợn, hạt sen, gừng, hành, tiêu gia vị hầm ăn.
Công dụng: Dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ vị, chữa đau dạ dày do lạnh. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ. Gừng, hành kiện tỳ khai vị kích thích tiêu hóa. Theo Thuốc Việt, món ăn bài thuốc này rất ngon bổ, phòng trị tiêu chảy.
- Ếch om chuối:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này gồm có: thịt ếch, đậu phụ, chuối sứ, nghệ, tía tô, lá lốt gia vị vừa đủ hầm ăn.
Công dụng: Thịt ếch bổ tỳ ích vị, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Chuối bổ tỳ vị, chữa rối loạn tiêu hóa. Đậu phụ tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Lá lốt, tía tô, nghệ, vị cay ấm, tác dụng khử hàn, trừ thấp, kiện tỳ, khai vị giúp ăn ngon. Đây là món ăn bài thuốc ngon bổ dưỡng chữa chứng tỳ vị hư tiêu chảy.
- Cá diếc kho sung:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này gồm có: cá diếc, trái sung gần chín, nấm hương, mắm muối kho ăn.
Công dụng: Cá diếc kiện tỳ, lợi khí, khai vị, chữa ăn kém, mệt mỏi, tả lỵ. Quả sung ích tỳ vị, chữa chứng lạnh bụng tiêu chảy. Nấm hương bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng. Món ăn bài thuốc Y học cổ truyền này rất tốt cho người tỳ vị hư rối loạn tiêu hóa.
Cá kho sung
- Sinh tố trái cây:
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: táo, ổi chín, sapôchê liều bằng nhau xay ép nước uống hoặc làm salat ăn.
Công dụng: Táo bổ tỳ vị, nhuận phế, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém. Quả sapôchê giàu vitamin, có tannin kháng vi khuẩn, virut. Ổi chín thu liễm kiện vị cố tràng, trị tiêu chảy, tiêu khát. Theo Tin tức Y Dược, đây là món ăn bài thuốc rất thích hợp người tỳ vị hư hàn hay tiêu chảy.
Bên cạnh các món ăn bài thuốc như trên, người bị tiêu chảy mạn nên ăn nhiều khoai tây, giá đậu, lá mơ lông, rau mùi, rau thơm, gừng, hành, tỏi…; chất đạm như: dạ dày heo, bò, dê, gà, chim cút; cá trắm, cá lóc, mực; đậu ván, đậu đũa, đậu ve……; trái cây như: táo, quýt, nhãn na, sầu riêng, lựu…; Đồng thời nên kiêng các món: cam, cà, nước dừa, nước lạnh và các loại rau củ quả có vị chua quá, đắng quá.
Trên đây là một số món ăn bài thuốc y học cổ truyền cho người bị tiêu chảy mạn. Nếu bệnh không tiến triển, bạn nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Sức khỏe đời sống.
Nguồn: thuocviet.edu.vn tổng hợp.