Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Vị thuốc Trạch tả – Đặc điểm và những ứng dụng trong điều trị

Vị thuốc Trạch tả – Đặc điểm và những ứng dụng trong điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
24 Tháng Tư, 2023 Tin Tức Y dược 67 Lượt xem

Trạch tả là dược liệu quý trong Y học cổ truyền, dân gian thường gọi là cây mã đề nước, được biết đến với nhiều tác dụng điều trị bệnh như chóng mặt, hoa mắt, phù thũng do thận hư, lipid máu cao. Qua bài viết sau hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của vị thuốc Trạch tả nhé!

Cây trạch tả

Thông tin chung

– Tên khác: Mã đề nước, thủy tả, vũ tôn, mang vu, như ý thái, toan ác du, như ý thái, cập tả, ngưu nhĩ thái,…

– Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.

– Họ: Trạch tả – Alismaceae

Mô tả

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cây trạch tả là một loại thực vật có hoa thường được gọi với tên là mã đề nước. Chiều cao từ 0,3 -1 m, không có lông. Thân rễ màu trắng, hình cầu hoặc hình con quay.

Lá dài 15 – 30cm, thành cụm, mọc từ dưới gốc lên. Lá thu hẹp dần về phía cuống, có hình lưỡi mác. Cán hoa tròn, dài nhẵn, phân chia thành nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa trạch tả lưỡng tính, có 3 cánh màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Quả bế dạng đơn lá loãn, không nứt vỏ. Rễ màu trắng, mảnh, ăn sâu vào đất.

Phân bố

Trạch tả mọc hoang nhiều ở những vùng nước nông, những khu vực nước ngọt, ẩm ướt như bờ sông, bờ hồ, đầm lầy,… Trạch tả là loài cây bản địa của các nước khu vực bán cầu Bắc như châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ,…

Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều ở khu vực như Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn hay Sapa.

Bộ phận dùng

Thân rễ (củ)

Thành phần hóa học

– Tinh dầu, tinh bột, Chất nhựa, Protid, Choline, Alisol A, B,; Epialisol A, Alismol, Alismoxide, ,…

Đặc điểm dược liệu

Theo tin tức y dược củ của cây trạch tả có hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình trứng. Đường kính tối đa khoảng 5cm, chiều dài khoảng 6-7 cm, được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ thô, màu trắng vàng, chứa nhiều vành rãnh nông nằm ngang. Xung quanh củ có nhiều rễ tơ, nhỏ.

bên trong cứng, chứa nhiều tinh bột, màu trắng vàng. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Thu hái – Sơ chế

Mỗi năm thu hoạch trạch tả được 2 lần. Tháng 6 và tháng 12. Trước khi thu hoạch thường sẽ cắt bỏ hoa để tập trung phát triển rễ củ to hơn.

Nhổ toàn bộ cây lên, cắt bỏ thân, lá, hoa và rễ con. Lấy phần củ rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô. Những củ to, chắc tay, nhiều bột, chất màu trắng vàng được xem là có chất lượng tốt nhất.

Bào chế vị thuốc Trạch tả

– Cách 1: Ngâm củ với nước cho thấm 8 phân. Sau đó phơi hoặc sấy khô lượng lớn, tích trữ dùng dần.

– Cách 2: Củ trạch tả thái lát mỏng, sau đó sử dụng nước muối loãng phun đều vào trạch tả cho hơi ẩm (theo tỷ lệ 720gr muối/ 50kg trạch tả ). Đem đi nấu rồi sao vàng, sau đó đem phơi vài nắng to cho thật khô (Diêm trạch tả ).

Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô thoáng. Tránh bị ẩm mốc

Theo Y học cổ truyền

Vị thuốc trạch tả

Tính vị, quy kinh

Tính vị

  • Tính hàn, vị ngọt (Bản Kinh)
  • Vị mặn (Biệt lục)
  • Tính bình, vị ngọt (Y học Khải Nguyên)

Quy kinh

Quy vào kinh thận, bàng quang

Công dụng

Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt.

Chủ trị: Nhiệt lâm, tiểu tiện ít bí, buốt rắt; phù thũng, đầy trướng, đàm ẩm,…

Cách dùng và liều lượng

8 – 40gr mỗi ngày, sắc hoặc tán bột uống.

Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng trạch tả

– Trị chóng mặt, hoa mắt cho người bị thiếu máu

  • Chuẩn bị: Trạch tả 12gr, địa hoàng 15gr, long đởm thảo, mộc ban, hoàng cầm, sài hồ, hoa vương, tri mẫu, cúc hoa, mỗi vị 10 gr
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Trị thận hư, tiểu rắt, tiểu buốt

  • Chuẩn bị: Trạch tả 1,2 gr, Bạch long cốt, xa tiền tử, tang phiêu tiêu mỗi vị 40gr, cẩu tích 80gr.
  • Tán bột uống 8gr/ngày trước khi ăn, dùng chung với một ít rượu ấm.

– Trị bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù

  • Chuẩn bị: Trạch tả, trư linh, y mã thảo, cây lưỡi mèo mỗi vị 10 gr, mộc thông 6gr, rễ cỏ tranh 15 gr
  • Tấ cả vị trên đem nấu nước đặc uống

– Trị chứng ra nhiều mồ hôi

  • Chuẩn bị: Trạch tả, phục linh, sơn khương, tả sác, sinh khương lượng bằng nhau
  • Nấu nước uống hàng ngày đến khi giảm triệu chứng.

– Trị phù thũng do bệnh thận

  • Chuẩn bị: Lá trạch tả 30gr, râu ngô, thân cây sậy mỗi vị 100gr,
  • sắc tất cả vị trên cùng 700ml sao cho cạn còn 1/3. Chia làm 2 phần, uống sau các bữa ăn trưa và tối, trong 10 ngày liên tục.

– Trị chứng huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt, đầu choáng váng, vã mồ hôi …)

  • Chuẩn bị: Trạch tả 30gr, bạch truật 10gr
  • Sắc kỹ lấy nước, 1 thang chia 2 lần uống/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

– Trị tiểu tiện không thông

  • Chuẩn bị: Trạch tả, trư linh, xa tiền thảo, thạch vi, mỗi loại 12gr, bạch mao căn 20gr, xuyên mộc thông 8gr
  • Sắc uống 1 thang/ngày

– Hạ lipid máu:

  • Chuẩn bị: Trạch tả 8gr, tang ký sinh, thảo thuyết minh, mộc hương mỗi vị 6gr, sơn tra, hà thủ ô, hoàng tinh, kim anh mỗi vị 3gr.
  • Sắc cho cô đặc thành cao, sau đó trộn với bột gạo vo thành viên hoàn trọng lượng khoảng 1gr. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 5 – 8 viên, dùng trong 1 tháng liên tục.

Kiêng kị khi dùng trạch tả

  • Nếu sử dụng không đúng cách thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, tốt nhất là nên thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường 

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …