Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Hoàng tinh đỏ – Vị thuốc quý dành cho người tiểu đường

Hoàng tinh đỏ – Vị thuốc quý dành cho người tiểu đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
24 Tháng Năm, 2023 Thuốc đông Y 182 Lượt xem

Hoàng tinh đỏ được biết đến là vị thuốc quý được dùng rộng rãi trong y học cổ truyền của người Việt. Với tác dụng bổ thận, nhuận phế, tiêu khát… và bổ khí, thường được người dân dùng để chữa trị chứng tiểu đường, thiếu máu, yếu sinh lý và bồi bổ sức khỏe.

Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu chi tiết về cây Hoàng tinh đỏ nhé!

Cây Hoàng tinh đỏ

1. Giới thiệu đặc điểm chung về cây Hoàng tinh đỏ

Tên gọi khác:   Cây Cơm nếp, Cửu hoàng thảo, Hoàng tinh lá mọc vòng, Mễ phủ…

Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl – Liliaceae (Convallariaceae). họ Hoàng tinh

1.1. Mô tả thực vật:

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Hoàng tinh là cây thảo sống lâu năm, thân mọc đứng, bề mặt nhẵn bóng, cao từ 0.8 – 1,5m.

Thân rễ phát triển thành củ có màu trắng ngà, mọc ngang, phân nhánh, đường kính củ 6 – 7cm, dài 40cm.

Lá mọc vòng từ 4 – 7 lá, không cuống, phiến lá hình mác, rộng 6 – 12mm và dài 6mm.

Hoa mọc ở kẽ lá, cụm hoa là xim ngắn ở các mấu, mang 8 – 12 hoa màu hồng hay đỏ, màu tím đỏ, cuống hoa dài từ 1,5 – 2cm.

Quả mọng, hình cầu và có màu lam tím khi chín.

Mùa ra hoa: tháng 3 – 4. Mùa quả: tháng 5 – 8.

1.2. Phân bố:

Hoàng tinh đỏ ưa mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, dưới tán rừng cây lá rộng hoặc rừng cây lá rộng trên núi đá vôi ẩm, ở độ cao trên 800m.

Cây có nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc. Mianma…

Tại nước ta, cây mọc hoang khắp nơi ở vùng Lai Châu, Sapa – Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An.

2. Bộ phận dùng:

Thân rễ (củ) của cây thu hái để làm thuốc.

Thu hái củ vào mùa thu – đông. Đem rửa sạch, đồ chín, phơi, sấy khô.

Khi sử dụng đem đun với nước mật rồi phơi khô. đồ và phơi 9 lần tới khi dược liệu có màu đen đều là được, nhằm để khử vị ngứa của củ.

Bảo quản ở nơi khô ráo. Nếu củ có dấu hiệu mốc, đem phun rượu rồi lau sạch, rồi đem đồ và sấy khô là được.

Bột Hoàng tinh là gì? là phần thân rễ (củ )của Hoàng tinh được bào chế thành dạng bột như hình dưới.

3. Thành phần hóa học

Theo thuốc đông y hoàng tinh đỏ có nhiều loại hợp chất đã được phân lập, bao gồm: Saponin triterpenoid, Saponin steroid,  homoisoflavanone, Flavonoid, alkaloid, lignin, phenethyl cinnamides, polysaccharide, lectin… acid amin, tinh bột, chất nhầy và hợp chất anthraquinone.

4. Cây Hoàng tinh đỏ có tác dụng – công dụng gì?

* Tác dung theo dược lý hiện đại:

– Thử nghiệm trên thỏ cho thấy, cao lỏng dược liệu này có tác dụng ức chế adrenalin giúp làm tăng đường huyết.

– Dược liệu có tác dụng giảm xơ cứng mạch vành, hạ lipit huyết, tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp.

– Dược liệu có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao và trực khuẩn thương hàn.

– Dược liệu giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA và RNA, tăng cường miễn dịch,

– Vị thuốc dược liệu này có thể làm giảm lượng cAMP và cGMP trong huyết tương.

* Tác dụng theo Đông y:

Hoàng tinh đỏ có vị ngọt, tính bình. Được quy vào 3 kinh: Phế, Thận và Tỳ.

– Công dụng: Bổ tỳ, ích khí, tư âm, nhuận phế…

– Chủ trị: Dưỡng âm, kiện tỳ vị, nhuận tâm phế, ích thận, bổ trung ích khí, trừ phong thấp, trợ gân cốt, …. Vị thuốc dược liệu này chuyên trị bổ máu, bổ âm và tỳ vị.

*Công dụng theo y học cổ truyền

Trong đông y, vị thuốc được dùng trong chữa trị các chứng ho do cơ thể mất nước, tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, kém ăn, miệng khô, háo khát, nội nhiệt, … còn dùng chữa cao huyết áp. Dùng ngoài còn chữa trị sưng tấy, trĩ…

* Cách dùng – liều lượng

Cách dùng: Vị thuốc dùng ở dạng sắc, tán bột, hoàn.

Liều dùng từ 15 – 40g (tươi) hoặc có thể dùng 50 – 80g.

Cơ chế chữa trị tiểu đường của dược liệu Hoàng tinh đỏ

5. Các bài thuốc từ cây Hoàng tinh đỏ

1. Chữa trị hư tổn suy nhược 

Dược liệu Hoàng tinh và phơi 9 lần, nhai ăn hoặc tán bột ăn với cháo.

2. Chữa trị yếu sức, lao lực, ho nhiều

(Đây là bài thuốc Hoàng tinh thang)

Dùng 15g Hoàng tinh, Ý dĩ 10g.

Sắc với 600ml nước sắc còn 200ml, Uống chia 3 lần/ngày.

3. Chữa trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh

Dùng  Hoàng tinh 24g, Sinh Địa 20g, Kỷ tử, Hoàng Kỳ, Đảng sâm mỗi vị 12g.

Sắc lấy nước uống.

4. Rượu Củ Hoàng tinh đỏ: giảm mệt mỏi, sinh tân dịch

Dùng: 25g Hoàng tinh, Ba kích 20g, Đảng sâm, Thục địa mỗi vị 10g.

Nguyên liệu thái lát, ngâm với 1000ml rượu trắng 35 độ, thỉnh thoảng lắc đều.

Khi uống, pha thêm với 100ml siro đơn, uống 3 lần/ngày trước khi ăn và khi đi ngủ, uống 1 chén nhỏ/lần.

Tác dụng rượu này là giúp cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon, giảm mệt mỏi, suy nhược.

5. Giúp giảm mệt mỏi:

Dùng Hoàng tinh, Ý dĩ mỗi vị cùng lượng 10g và Sa sâm 8g.

Đem sắc với 200ml nước sắc còn 50ml, uống 1 lần/ngày.

6. Chữa trị thiếu máu

Hoàng tinh 20g, Thục địa, rễ Đinh lăng, Hà thủ ô mỗi vị 10g, Tam thất 8g.

Đem tán thành bột, mỗi một ngày dùng 10g sắc lấy nước uống.

7. Chữa trị yếu sinh lý

Dùng Hoàng tinh 20g, rễ Đinh lăng, Hoài sơn, Kỷ tử, Hà thủ ô, Ý dĩ, Long nhãn, Cám nếp mỗi vị 12g, Cao ban long, Trâu cổ, mỗi vị 8g, Sa nhân 6g.

Đem sắc uống 1 thang/ngày.

8. Chữa trị đau thắt ngực, bệnh mạch vành

Hoàng tinh và Côn bố mỗi vị 15g, Bá tử nhân, Thạch xương bồ, Uất kim mỗi vị 10g, Diên hồ sách 6g, Sơn Tra 24g.

Sắc uống 3 lần/ngày/1 thang, điều trị 30 ngày/đợt.

9. Chữa trị tiểu đường

Hoàng tinh, Hoàng kỳ, Sinh địa mỗi vị 20g, Nhân sâm, Hoàng liên, Trạch tả,  Địa cốt bì mỗi vị 10g.

Đem tán thành bột, rây mịn, dùng mỗi lần 5g, 3 lần/ngày.

10. Chữa trị huyết áp thấp

Hoàng tinh, Đảng sâm mỗi vị đồng lượng 30g, Cam Thảo 10g

Đem sắc uống 1 thang/ngày.

11. Chữa trị rối loạn thần kinh thực vật

Hoàng tinh 160g, Câu kỷ, Hà thủ ô, Sinh địa, Bạch thược mỗi vị 90g, Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Táo nhân (sao) mỗi vị 60g, Cúc hoa, Hồng hoa, Mạch môn, Bội lan, Xương bồ, Viễn chí mỗi vị 30g.

Đem các dược liệu trên ngâm với 6 lít rượu trắng trong 2 – 4 tuần, uống 5 – 10ml/lần; ngày 3 lần,

12. Chữa trị lao phổi

Hoàng tinh đem chế thành cao lỏng theo tỷ lệ 1ml cao lỏng chứa 5g thuốc

Uống mỗi lần 10ml, ngày dùng 4 lần.

13. Chữa trị lipid máu cao – mất ngủ

Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh.

Cách làm: Tán thành bột, trộn với tá dược tạo viên, uống liên tục trong vòng 2 tháng.

6. Phân biệt Hoàng tinh đỏ và Hoàng tinh trắng

Phân biệt Hoàng tinh đỏ và Hoàng tinh trắng

7. Lưu ý khi dùng

– Người bị tích trệ, bụng đầy, ho nhiều đờm, tỳ vị có thấp, tiêu phân lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.

– Cần lưu ý để tránh tình trạng nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ dược liệu, vì vậy cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Hoàng tinh đỏ là một loại dược liệu quý trong kho tàng cây thuốc của người Việt Nam, cây có nhiều tác dụng – công dụng tốt cho người bệnh. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính, ít tác dụng phụ. Dù vậy, người dùng cũng không nên tự ý sử dụng và nên tham vấn ý kiến của thầy thuốc chuyên môn để tránh những tác dụng phụ có thể xãy ra khi dùng nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …