Hen phế quản, theo đông Y coi là thuộc phạm vi của chứng háo suyển, đàm ẩm, là một bệnh xảy ra ở người có tình trạng dị ứng.
- Bài thuốc đông Y chữa hen phế quản khi hết cơn hen
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị tai biến nằm liệt trở nên khỏe mạnh
Để tránh tái phát cơn hen hoặc có lên cơn hen nhưng nhẹ, chu kỳ tái phát chậm, người ta chữa về gốc bệnh đặc biệt là hồi phục công năng các tạng Tỳ, Thận và Phế.
Phế hư:
Hay gặp ở người hen phế quản lâu ngày kèm thêm giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của Tâm phế mạn.
– Triệu chứng:
Sợ lạnh, tự ra mồi hôi, ho thở ngắn gấp, đờm nhiều đờm loãng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, sắc mặt trắng vẻ mệt mỏi, dễ cảm lạnh tái phát cơn hen, ngạt mũi, chảy nước mũi lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực. Hội chứng bệnh trên thuộc phế khí hư .
Nếu phế âm hư: Ho, thở gấp ít đờm hoặc không có đờm miệng khô họng ráo, hâm hấp sốt vào buổi chiều, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có rêu, mạch nhỏ, nhanh .
– Phương pháp chữa : Bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn .
– Bài thuốc:
Bài 1: Ngọc bình phong tán gia giảm:
Hoàng kỳ 12g Tô tử 12g
Phòng phong 3g Bạch truật 12g
Bài 2: Quế chi gia hoàng kỳ thang:
Quế chi 8g Hoàng kỳ 8g
Bạch thược 8g Gừng 4g
Đại táo 12g
Nếu phế khí hư thêm Đảng sâm 16g, ngũ vị tử 12g.
Bài 3 : Nếu phế âm hư dùng bài Sinh mạch tán gia giảm:
Đảng sâm 16g Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 6g Sa sâm 12g
Ngọc trúc 8g Bối mẫu 12g
Châm cứu:
Phế khí hư: Cứu các huyệt Phế du, Cao hoang, Chiên trung, Thận du, Tỳ du, Quan nguyên .
Phế âm hư: châm bổ các huyệt trên .
Tỳ hư:
Triệu chứng: Ho đờm nhiều, sắc mặt vàng, mệt mỏi vô lực, ăn kém, bụng đầy trứơng đại tiện loãng, ăn chất béo dễ đi ỉa chảy, phù thủng, lưỡi đạm rêu trắng nhuận, mạch hoãn, tế, vô lực
Phương pháp chữa: Kiện tỳ ích khí hay ôn trung kiện tỳ
* Bài thuốc:
Bài 1:
Bạch truật 12g Xuyên tiêu 6g
Đảng sâm 16g Trần bì 8g
Ý dĩ 16g Bán hạ chế 8g
Hoài sơn 16g
Bài 2: Lục quân tử thang (kiện tỳ ích khí):
Bạch truật 12g Cam thảo 6g
Đảng sâm 6g Trần bì 8g
Phục linh 12g Bán hạ chế 8g
Bài 3: Phụ quế lý trung thang (ôn trung kiện tỳ):
Đảng sâm 12g Cam thảo 6g
Can khương 8g Phụ tử chế 12g
Bạch truật 12g Nhục quế 4g
Châm cứu:
Cứu các huyệt: Tỳ du, Vị du, Phế du, Quan nguyên, Thận du, Túc tam lý.
Thận hư:
Do thận dương hư hay thận âm hư không nạp khí .
Triệu chứng:
Thận dương hư: Hơi thở gấp lao động càng tăng, hồi hộp, ho đờm có bọt, mỏi lưng gối yếu. Sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, nước tiểu trong dài, tiểu tiện nhiều lần, lưỡi đạm rêu trắng nhuận, mạch trầm tế, vô lực.
Thận âm hư : Thở ngắn gấp, hồi hộp, ho ra đờm có bọt, mỏi lưng gối yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, họng khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế, sác
Phương pháp chữa: Ôn thận nạp khí nếu thận dương hư, tư âm bổ thận nếu thận âm hư .
*Bài thuốc:
Bài 1: Thận khí hoàn hay Bát vị quế phụ chữa thận dương hư:
Thục địa 12g Phục linh 8g
Sơn thù 8g Đan bì 6g
Hoài sơn 12g Hắc phụ tử 12g
Trạch tả 6g Nhục quế 4g
Sắc uống một ngày một thang hoặc làm hoàn uống một ngày 20g, chia làm hai lần uống.
Bài 2: Hữu quy ẩm chữa thận dương hư:
Thục địa 6g Phục linh 8g
Sơn thù 8g Cam thảo 6g
Kỷ tử 12g Phụ tử chế 12g
Hoài sơn 8g Nhục quế 6g
Sắc uống ngày một thang, làm hoàn uống một ngày 20g chia làm hai lần uống .
Bài 3: Lục vi hoàn chữa thận âm hư :
Thục địa 16g Phục linh 8g
Sơn thù 8g Trạch tử 8g
Hoài sơn 12g Đan bì 8g
Theo các thầy thuốc Việt Nam thuốc nên sắc uống mỗi ngày một thang, làm hoàn uống mỗi ngày 20g chia làm hai lần uống.
Có thể thêm ngũ vị tử 8g, mạch môn 8g gọi là bài Bát tiên thang, cách dùng như trê