Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Triệu chứng và cách điều trị tiêu chảy mãn tính

Triệu chứng và cách điều trị tiêu chảy mãn tính

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
28 Tháng Sáu, 2016 Dược sĩ tư vấn thuốc 1,679 Lượt xem

Tiêu chảy mãn tính là cụm từ chỉ một loại bệnh mà đặc trưng của nó bởi phân lỏng, tăng khối lượng phân, tăng tần số đi đại tiện, tiêu chảy có hai dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy mạn tính có nhiều khác biệt với tiêu chảy cấp tính.

chua-tieu-chay-cho-tre-bang-thuoc-dan-gian-1

Nguyên nhân:

  •  Tại tiểu tràng: nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, lao ……
  • Ngoài tiểu tràng: Ung thư dạ dày, cắt 2/3 dạ dày, sỏi tuỵ, ung thư đầu tuỵ, viêm tuỵ, mãn, xơ gan, sỏi đường mật …..
  • Tại đại tràng: nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, bướu đại tràng, thần kinh.

 Lâm sàng:

Tiêu chảy 3 -5 lần trong ngày, phân sệt, váng bóng láng, có thớ thịt, đau bụng vùng hạ vị, biếng ăn, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, mệt mỏi, yếu ½ người, yếu tay chân, viêm đa dây thần kinh. Hoặc đau bụng dọc khung đại tràng, tiêu xong bệnh đỡ đau, phân có khi có máu, hoặc lúc tiêu lỏng, lúc táo bón; có thể có sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt. Khám thấy đại tràng căng cứng, hoặc có khối u ở hố chậu trái hoắc phải. Thăm trực tràng phát hiện K, polyp trực tràng.

Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm phân: có sớ thịt,lipids > 5 g mỗi ngày, ký sinh trùng, đàm máu, cấy phân tìm vi trùng, tìm BK trong phân ……
  • X quang: khung đại tràng, tiểu tràng.
  • Nội soi: trực tràng, đại tràng.
  • Sinh thiết qua nội soi.

Điều trị 

  • Chế độ ăn: không dùng lipids nhiều, sữa, thức ăn trong hợp, rau sống, chua, cay, thức ăn chứa gluten ( bột mì ).
  • Điều trị nguyên nhân: lao, lỵ amip, nhiễm trùng kháng sinh đồ, polyp, K
  • Điều trị triệu chứng: vitamin A, D, E, K, thuốc giảm đau, calcium, A. folic, bù nước điện giải nếu có mất nước.

tre4

Để phòng bệnh tiêu chảy, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, người dân và cộng đồng cần:

  • Theo các thầy thuốc Việt Nam tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh,
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối…
  • Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

Xem thêm : Smecta ; Enterogermina

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …