Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Cỏ tranh và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết

Cỏ tranh và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
21 Tháng Mười, 2017 Thuốc đông Y 983 Lượt xem

Ở nước ta, Cỏ tranh hay còn gọi với các tên khác là Tranh săng là loài cỏ khá là quen thuộc. Nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết được loại cỏ thường dùng để lợp mái nhà này là một cây thuốc Đông y với những công dụng chữa bệnh bất ngờ.

Cỏ tranh và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết

Cỏ tranh và những bài thuốc chữa bệnh chưa biết

Để giúp các bạn hiểu hơn về những công dụng của Cỏ tranh, sau đây các giảng viên Y sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ cụ thể về loại cỏ này.

Cỏ tranh và những công dụng nên biết

Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân rễ dài ăn sâu dưới lòng đất. Thân có lông cứng. Lá dài, hẹp và ráp. Đặc điểm nhận dạng đơn giản là cụm hoa màu trắng gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn trên ngọn. Cỏ tranh thường mọc hoang trên các sườn đồi núi trống trải và phát tán ra đến đồng bằng. Loại cỏ này rất khó diệt vì rễ ngầm sống rất dai. Có thể thu hái thân rễ quanh năm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Thân rễ dùng làm thuốc, thường gọi với các tên Bạch mao căn. Hoa của cỏ cũng được dùng để làm thuốc được gọi là Bạch mao hoa.

Đối với Đông y, thân rễ Cỏ tranh có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, mát huyết, cầm máu. Nếu dùng cùng với mía nấu thành nước lại có tác dụng thanh nhiệt lương huyết , giải độc, trừ thấp. Nếu sao vàng thì thông tiểu,giải độc và làm ra mồ hôi.

Cỏ tranh thường được sử dụng để trị sốt nóng khát nước, đái ít, ho thổ huyết, sốt vàng da (hoàng đản), đái ra máu, đái buốt , đái dắt, chảy máu cam. Rễ và thân rễ Cỏ tranh thường được dùng để trị đái ra máu, sỏi niệu,  bạch đới. Hoa của loại cỏ này còn có tác dụng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 12-40g thân rễ, 2-4g hoa, dạng thuốc sắc.

Những bài thuốc hay từ Cỏ tranh

Dưới đây là danh sách liệt kê những bài thuốc hữu ích của các Lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM giúp các bạn nắm rõ hơn về công dụng chữa bệnh thần kỳ của Cỏ tranh:

Những bài thuốc hay từ Cỏ tranh

Những bài thuốc hay từ Cỏ tranh

  1. Khạc ra máu do phổi nóng: Rễ Cỏ tranh tươi 90g, Tiên hạc thảo 15g, sắc uống.
  2. Nục huyết (chảy máu cam): Rễ Cỏ tranh tươi 50g, sắc uống. Hoặc dùng: Hoa cỏ tranh 15g, Mũi heo 1 cái; mũi heo đem sắc mỏng, nấu chung với hoa cỏ tranh trong 1 giờ, lấy nước uống sau bữa ăn, 1 – 2 ngày uống 1 lần, liên tục 3 – 5 lần.
  3. Tiểu nóng, tiểu khó: Rễ Cỏ tranh tươi 90g cùng với Rau mã đề 30g. Sắc uống sẽ đỡ dần.
  4. Viêm thận cấp tính: Rễ Cỏ tranh tươi 40g, Vỏ khô quả bầu 15g, Nhất chi hoàng hoa 30g , Cỏ lưỡi rắn trắng 30g. Sắc uống, ngày 1 thang.
  5. Ợ nấc, nôn mửa do say rượu, miệng khát, thiếu tân dịch ngày hè: Rễ Cỏ tranh tươi 80g, Rễ sậy tươi 60g. Rửa sạch, cắt đoạn, sắc lấy nửa lít nước, uống liền, ngày 1 thang, liên tục 3-5 ngày.
  6. Tiểu đục lợn cợn như sữa: Rễ Cỏ tranh tươi 250g, Cỏ roi ngựa 20g, Tề thái 30g. Sắc uống ngày 1 thang, trong 3-5 ngày sẽ đỡ dần.
  7. Tiểu ra máu: Rễ Cỏ tranh tươi 60g, Tiểu kế 30g, Rau mã đề 30g. Sắc uống.
  8. Trúng độc cà độc dược: Rễ Cỏ tranh tươi 50g, Mía 500g, Dừa 1 quả. Giã nát rễ tranh và mía, vắt lấy nước, trộn nước dừa nấu uống.
  9. Ban sởi mọc mà không hết sốt: Rễ Cỏ tranh tươi 50g sắc uống thay trà.
  10. Chảy máu vết thương: Hoa cỏ tranh khô lượng vừa đủ đắp miệng vết thương, băng lại.
  11. Miệng khát, uống nước nhiều sau sốt cao: Rễ Cỏ tranh tươi 100g, Sắn dây 30g. Sắc uống thay nước trà.
  12. Xuất huyết nội tạng do đánh ngã: Rễ Cỏ tranh 60g, Rễ mã lan (hài nhi cúc) 30g, Đường kính 15g. Sắc 2 vị thuốc lấy nước hòa đường uống.
  13. Hành kinh ra máu mũi, miệng; miệng khô, màu sắc đỏ sậm, bức rức: Hoa cỏ tranh và Ngó sen đủ dùng. Hoa cỏ tranh sấy khô tán bột, cho vào hũ kín để dành dùng. Mỗi lần dùng 15g uống với 1 chén nhỏ nước cốt Ngó sen. Hoặc dùng Rễ Cỏ tranh tươi 100g giã vắt nước hòa nước cốt Ngó sen uống.
  14. Ho ra máu do lao phổi: Rễ Cỏ tranh tươi 60g, Ngó sen sao cháy 15g, Quả dành dành sao cháy 15g, Tiên hạc thảo 15g, Lá trắc bá sao cháy 20g. Sắc uống.
  15. Suyễn nhiệt: Rễ Cỏ tranh tươi, Vỏ rễ dâu đều 30g. Sắc thành nước chia ra 2 lần uống.
  16. Thủy thũng: Rễ Cỏ tranh 40g , Rau mã đề 20g, Ý dĩ nhân 30g. Sắc thành nước để uống.
  17. Mồ hôi sắc vàng: Rễ Cỏ tranh tươi 200g, rửa sạch cắt nhỏ hầm cho rục với thịt heo nạc 200g, phân vài lần uống nước ăn thịt cho hết.
  18. Đau nhức do phong thấp sau khi sinh đẻ: Dùng lá cỏ tranh già, Lá ngải cứu lâu năm, Thạch xương bồ. Dùng một lượng vừa đủ nấu nước chung xông ngâm hoặc tắm rửa chỗ đau nhức.
  19. Viêm kết mạc xuất tiết cấp tính: Rễ tranh 50g, Bản lam căn 50g. Sắc chia thành 2 lần uống sáng và tối, ngày dùng 1 thang.

Trên đây là những kiến thức cơ bản cần biết về tác dụng và các bài thuốc của Cỏ tranh hy vọng qua bài viết này giúp cho bạn đọc cũng như những các bạn sinh viên Cao đẳng Dược bổ sung thêm kiến thức bên ngoài lĩnh vực tân Dược.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …