Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Bệnh loãng xương ở trẻ em xuất phát từ nguyên nhân nào?

Bệnh loãng xương ở trẻ em xuất phát từ nguyên nhân nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
16 Tháng Tư, 2018 Tin Tức Y dược 298 Lượt xem

Căn bệnh loãng xương được xem là nỗi lo chung của nhiều người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều ca mắc bệnh ở độ tuổi còn khá trẻ, chính vì điều này mà hiện nay có khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng bệnh loãng xương có ở trẻ em xuất phát từ nguyên nhân nào?

Bệnh loãng xương xảy ra ở trẻ em

Bệnh loãng xương xảy ra ở trẻ em

Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương ở trẻ em?

Các nguyên nhân gãy loãng xương ở trẻ em khá khác biệt so với người lớn, theo một số thông tin từ trang Tin tức Y dược cho thấy hầu hết trẻ em còn nhỏ nên ít ít bị các bệnh lý hay hoạt động quá sức tác động tới xương khớp gây loãng xương. Tuy nhiên với hệ thống xương khớp còn non nớt thì những yếu tố về ăn uống, ít vận động khiến một bộ phận không nhỏ trẻ mắc phải bệnh này, cụ thể như sau:

  • Yếu tố cơ địa: Một trong những nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em là do vốn cơ địa yếu sẵn, việc trẻ sinh ra kém phát triển về thể chất khiến dễ mắc các chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở các cấp độ khác nhau dẫn đến rất dễ mắc bệnh loãng xương dù ở tuổi còn nhỏ. Nguyên nhân này một phần lớn là do khi mang thai mẹ không được chăm sóc kỹ lưỡng khiến trẻ yếu từ trong bụng, thiếu chất, thiếu cân khi sinh ra.
  • Lười vận động: Bên cạnh đó một số người lại nghĩ trẻ còn quá nhỏ để vận động hoặc chơi thể thao cũng là suy nghĩ sai lầm. Hãy cho bé tham gia các hoạt động thể thao vừa sức ngay khi còn bé và rèn luyện từ từ khi lớn lên sẽ giúp xương khớp bé phát triển cứng cáp và chiều cao được tăng lên đáng kể.
  • Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng: Việc nhiều bậc phụ huynh thường xuyên giữ trẻ trong nhà từ nhỏ đến khi lớn hơn khiến bé không được tiếp xúc với ánh mặt trời, bên cạnh đó còn khiến trẻ yếu ớt, thụ động. Hãy từ bỏ ngay quan điểm sai lầm này nếu muốn con cứng cáp thì ngay từ nhỏ hãy cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời nhất là vào buổi sáng nhé.
  • Biếng ăn dẫn đến thiếu chất: Theo các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết trẻ nhỏ thường rất biếng ăn và chưa có ý thức trong việc ăn uống đủ chất, nếu các bậc phụ huynh lơ là sẽ khiến cơ thể bé thiếu những dưỡng chất quan trọng tốt cho xương như  canxi, protid, vitamin D, phospho, protein. Ngoài ra, nếu cơ thể bé không nạp được dinh dưỡng và khó chuyển hóa lượng thức ăn này sẽ khiến  hệ xương khớp yếu ớt dẫn đến nguy cơ loãng xương.

Ngoài ra, một số trẻ bị mắc các chứng bệnh liên quan về xương khớp , hệ tiêu hóa hoặc tiêm và dùng thuốc kháng sinh quá nhiều do bệnh tật sẽ khiến hệ xương khớp non yếu bị tổn thương dẫn đến loãng xương dù còn nhỏ.

Lười vận động cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở trẻ em

Lười vận động cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở trẻ em

Triệu chứng nhận biết bệnh loãng xương ở trẻ em

Bệnh loãng xương hay còn gọi là xốp xương hay thưa xương, tiến triển từ từ lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Bệnh ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng. Nếu có thì vài triệu chứng như đau, nhức mỏi xương, cảm giác mơ hồ. Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất càng nhiều thì các triệu chứng rõ rệt hơn. Trẻ có triệu chứng đau ở các vùng xương chịu lực như thắt lưng, hông, gối, cổ tay…Người bệnh có triệu chứng đau ở các vùng xương chịu lực như hông, gối, thắt lưng, cổ tay… Trẻ bị loãng xương thường đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng nặng về đêm… Bệnh để lâu dần sẽ gây gù vẹo cột sống, xẹp đầu xương, gù lưng và giảm chiều cao.

Cách phòng tránh loãng xương ở trẻ em

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ hợp lýNhóm thực phẩm giàu chất canxi như các loại sữa, trứng, tôm, cua, thịt…Một trong những biện pháp giúp phòng bệnh loãng xương ở trẻ hàng đầu mà các bậc phụ huynh nên biết là bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ hợp lý ngay khi còn nhỏ. Dinh dưỡng được cho là nền tảng để phòng tránh bệnh loãng xương cho trẻ từ nhỏ cũng như tạo cho bé khung xương vững chắc về sau tránh các bệnh lý liên quan đến xương khớp về sau. Các nhóm thực phẩm mà các bậc cha mẹ nên quan tâm để phòng tránh loãng xương cho bé gồm:

  • Thực phẩm giàu chất vitamin D như nấm,  sữa tươi nguyên kem, dầu dan cá tuyết, các loại cá, pho mat, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng cá muối…
  • Thực phẩm giàu chất vitamin k  như rau cải bó xôi, basil (húng quế), cải xoăn, mùi tây, măng tây..
  • Thực phẩm giàu giàu chất protein như thịt bò, trứng, thịt gà…
  • Thực phẩm giàu chất vitamin E như cà chua, dầu thực vật, các loại hạt, rau lá xanh đậm, hạt mầm, bơ, dầu oliu…

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh loãng xương ở trẻ em

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh loãng xương ở trẻ em

Việc cung cấp canxi cho trẻ phải dựa vào mức mà cơ thể trẻ cần thiết, theo các chuyên gia tính toán và khuyên rằng trẻ dưới 12 tuổi là 800 – 1000 mg/ngày, trên 12 tuổi và người lớn cần 1200 mg/ngày đối với nhóm canxi.

Để phòng bệnh loãng xương cho trẻ, cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, chú ý bổ sung nhiều canxi, phốt pho, magie, vitamin D từ tôm cua, trứng sữa , thịt cá, các loại đậu và ngũ cốc…. vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Thường xuyên cho bé vận động, đặc biệt ở ngoài trờiNgoài ra cho trẻ tham gia các hoạt động như bóng đá, thể dục tập thể… là cách để con bạn phát triển toàn diện và hòa nhập năng nổ hơn.Các nghiên cứu tại Mỹ đã đưa ra kết luận “Trẻ hiếu động ít bị loãng xương” dựa trên các chứng minh thực tế đối với trẻ em tại đây. Như vậy, ngoài chế độ ăn dinh dưỡng thì các bậc phụ huynh nên kết hợp cho bé tham gia các hoạt động vận động giúp xương cốt cứng cáp và phát triển toàn diện. Đặc biệt các hoạt động vui chơi ngoài trời tiếp xúc với lượng ánh nắng vừa phải có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe trẻNên định kỳ đo mật độ xương cho trẻ khoảng 6 tháng một lần để theo dõi tình trạng xương khớp của trẻ và phát hiện trẻ có bị loãng xương hay không.Hãy đưa con bạn đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những mầm mống có nguy cơ phát bệnh trong đó có loãng xương. Đối với trẻ nhỏ nếu mắc bệnh và được chữa trị muốn rất dễ để lại các biến chứng trong suốt hành trình đời về sau.

Nguồn: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …