Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Bạn có biết gì về kháng sinh hay không?

Bạn có biết gì về kháng sinh hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
4 Tháng Ba, 2023 Thuốc Tân dược 170 Lượt xem

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da. Hãy cùng giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu về một số điểm các loại kháng sinh khác nhau.

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phổi và viêm phế quản, và các bệnh khác. Có nhiều loại kháng sinh và mỗi nhóm kháng sinh có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn hoặc một số nhóm vi khuẩn nhất định.

Những loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn? 

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có nhiều loại kháng sinh có sẵn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn; ví dụ, ciprofloxacin có hiệu quả chống lại Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa (Hay được gọi là trực khuẩn mủ xanh). Do đó, các bác sĩ, dược sĩ chọn một loại kháng sinh dựa trên vi khuẩn nào có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng của bạn và liệu bạn có bị nhiễm trùng khi đang nhập viện hay không. Bạn cũng có thể đã nghe nói về thuật ngữ “kháng sinh phổ rộng”. Các tác nhân này có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Bác sĩ thường sẽ chọn một loại kháng sinh phổ rộng để điều trị (điều trị theo kinh nghiệm) trước khi thu hẹp phạm vi vi khuẩn gây bệnh thông qua nuôi cấy máu và nước tiểu.

Sau đây là một số loại kháng sinh chính và công dụng của chúng:

  • Aminoglycosid (Gọi tắt là Aminosid) được dành riêng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Gram âm gây ra. Ví dụ về nhóm kháng sinh này là Gentamicin, tobramycin, Neomycin, streptomycin và Amikacin. Những loại kháng sinh này có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nặng ở đường tiết niệu và vùng bụng, cũng như nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc, đây là tình trạng viêm niêm mạc van tim đe dọa tính mạng. Mất thính giác và tổn thương thận không hồi phục là tác dụng phụ của aminoglycoside (Aminosid). Vì tổn thương thận nên thường tránh phối hợp với thuốc lợi tiểu Furocemide.
  • Carbapenem có phổ bao phủ rộng và chỉ có thể được dùng bằng đường tiêm. Ví dụ là meropenem, ertapenem, doripenem và imipenem. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phức tạp và thường để chống lại các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, các nhiễm trùng thường dùng bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm phổi và hoại thư.
  • Cephalosporin có năm thế hệ kháng sinh, các kháng sinh thường dùng như cefazolin, cefaclor, cephalexin, cefdinir, cefuroxim và ceftriaxone,… Chúng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, với các thuốc uống được sử dụng cho nhiễm trùng da và mô mềm từ nhẹ đến trung bình và các thuốc tiêm có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nhiều như viêm màng não hoặc nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện,…
  • Thuốc kháng sinh fluoroquinolone (Gọi tắt Quinolon hoặc FQ) bao gồm nhiều thế hệ, các kháng sinh hay dùng như ciprofloxacin, levofloxacin, ofloxacin, moxifloxacin, delafloxacin và gemifloxacin,… Fluoroquinolones có phổ kháng sinh bao phủ rộng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Những loại kháng sinh này được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu từ trung bình đến nặng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chẳng hạn như viêm phổi và viêm phế quản, cũng như viêm tuyến tiền liệt và nhiễm trùng huyết,…
  • Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tác nhân được sử dụng phổ biến nhất của Glycopeptide và lipoglycopeptide là vancomycin, bán tổng hợp Telicoplamin hoạt phổ tương tự vancomycin. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng do vi khuẩn đa kháng thuốc gây ra.
  • Nhóm Macrolide, chẳng hạn như azithromycin, erythromycin, thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan và viêm phổi.
  • Penicillin rất dễ nhận biết vì có đuôi “-icilin” và bao gồm ampicillin, amoxicillin, nafcillin, dicloxacillin, carbenicillin, penicillin V và penicillin G (Kháng sinh ra đời đầu tiên). Chúng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, tai, da, miệng và họng và cách sử dụng chúng là rất rộng.
  • Sulfonamid là “thuốc sulfamid” của chúng tôi, chẳng hạn như sulfamethoxazole, sulfamethizole, sulfadiazine và sulfasalazine,…Những loại kháng sinh này có thể tập trung trong nước tiểu, giúp chúng có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (Kháng sinh muốn điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả cần phải tập trung ở nơi nhiễm khuẩn)
  • Nhóm Cycline hay bị lầm tưởng gọi là nhóm tetracycline, một số hoạt chất trong nhóm như minocycline, doxycyclin, methacycline, lymecycline và rolitetracycline. Chúng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, da, mắt (như đau mắt hột do clamydia spp), đường ruột (doxycycline không điều trị được vì doxycyclin là tiền dược và doxycyclin không là kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật đường tiêu hoá), bộ phận sinh dục và đường tiết niệu.

Theo thuốc tân dược có nhiều loại kháng sinh hơn đã đề cập ở trên. Do đó, thậm chí có một số loại kháng sinh như nhóm kháng sinh Lincosamid (Lincomycin, clindamycin), mupirocin, nhóm 5_Nitro Imidazol (Metronidazole, Tinidazol, Nimorazol) nhóm này khác với kháng nấm (Ketoconazol, fluconazol, Itraconazol,…), mupirocin, fosfomycin và nitrofurantoin,…Còn rất nhiều kháng sinh chưa kể đến.

Ketoconazol

Tóm lại, kháng sinh dùng để chống lại các vi khuẩn gây hại cho cơ thể và hiện nay tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao. Các công ty nghiên cứu về kháng sinh mới cũng giảm dần vì nguyên nhân trên và vì kinh phí bỏ ra nghiên cứu. Cám ơn vì bạn đã đọc bài viết trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ đôi điều về kháng sinh và sự nhầm lẫn các nhóm kháng sinh.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …