Nhiệt miệng lở miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh gây ra sự khó chịu, ăn uống khó khăn cho người bệnh. Bí quyết giúp bạn chữa bệnh nhiệt miệng ngay tại nhà.
- Dong riềng và những công dụng chữa bệnh hữu ích
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Chùa dù
- Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Dây gắm
Bí quyết chữa nhiệt miệng lở miệng nhanh nhất ngay tại nhà
Những thảo dược giúp bạn nhanh chóng xua tan đi nhiệt miệng giúp bạn thoải mái và tinh thần tốt hơn sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng lở miệng
Trên báo tin tức Y tế Việt Nam cho hay để điều trị bệnh nhiệt miệng tận gốc cần tìm hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh để từ đó có biện pháp chữa trị và phòng ngừa. Giảng viên co Hoàng Thị Hậu chia sẻ: có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng như:
- Nhiệt miệng lở miệng do gan
Chức năng gan suy giảm vì bệnh ở gan như nóng gan, gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc miệng, khi hàm lượng chất độc lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành viêm loét miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% nguyên nhân bị lở miệng.
- Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ thống miễn dịch suy giảm là các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây nên tổn thương tại niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này người ta thường bổ sung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bệnh khỏi nhanh hơn.
- Rối loạn nội tiết
Đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên bệnh nhiệt miệng lở miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, trẻ sau dậy thì,… do lúc này cơ thể của họ có nhiều sự thay đổi nên rất dễ dến việc nhiệt miệng, lở miệng.
Mẹo chữa bệnh nhiệt miệng lở miệng tại nhà
Mẹo chữa bệnh nhiệt miệng lở miệng tại nhà
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở khoang miệng, từ xưa ông bà ta đã có nhiều mẹo chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Một số cách chữa bệnh lở miệng tại nhà:
- Cách 1: Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng lở miệng
Y sĩ Y học cổ truyền cho hay, trong Đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng do tính chất giải nhiệt của sắn dây giúp nhiệt miệng giảm một cách nhanh chóng. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.
- Cách 2: Dùng mật ong trị nhiệt miệng lở miệng
Mật ong được xem là bài thuốc Đông y chữa nhiệt miệng hữu ích mà bạn nên sử dụng, trong mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng lở miệng và để vậy khoảng vài giờ thì súc miệng lại. Tuyệt đối không dùng mật ong pha uống nhé vì mật ong nếu dùng đường uống thì rất nóng có thể cho tác dụng ngược lại đó nhé.
- Cách 3: Các dùng lá húng chó chữa trị nhiệt miệng lở miệng
Dùng khoảng vài lá húng chó cho thêm vài hạt muối và nhai nhỏ, nhai nát rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Việc này thực hiện liên tiếp một khoảng 3 – 4 lần và liên tiếp trong 5 ngày sẽ thấy triệu chứng lở miệng thuyên giảm, hạn chế những cơn đau do nhiệt miệng gây ra.
- Cách 4: Cách dùng cây cỏ mực chữa trị nhiệt miệng lở miệng
Cỏ mực là một loại thảo dược cầm máu rất tốt, giảm nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn được dùng trong việc điều trị chứng lở miệng khá hiệu quả. Cách dùng đơn giản: bạn lấy lá cỏ mực đem rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít mật ong rồi dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày.
Cây cỏ mực chữa trị nhiệt miệng lở miệng
Dược sĩ tư vấn khuyên những người nhiệt miệng lở miệng
Ngoài việc sử dụng các cách chữa nhiệt miệng lở miệng tại nhà ở trên ra thì bạn cũng nên lưu ý thêm tới chế độ sinh hoạt đúng cách giúp loại bỏ nhiệt miệng nhanh như:
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bạn nên bổ sung vitamin C, B1, B2, A và kẽm để giúp tái tạo niêm mạc nhanh hơn.
Tránh ăn thực phẩm dễ bị kích ứng như hạt tiêu, ớt, gừng….
Hạn chế uống rượu, chất kích thích: Rượu và các loại đồ uống có ga nên hạn chế sử dụng khi bị lở miệng vì những loại đồ uống này thường gây tổn thương làm loét vết thương hơn.
Nên súc miệng bằng nước muối: Bạn nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để khử khuẩn trong miệng, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Nguồn: thuocviet.edu.vn