Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Binh lang – Vị thuốc gần gũi trong dân gian

Binh lang – Vị thuốc gần gũi trong dân gian

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
9 Tháng Tám, 2022 Tin Tức Y dược 118 Lượt xem

Binh lang là dược liệu thường được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, bụng đầy trướng, nhiễm giun sán rất hiệu quả.

Binh lang dược liệu chữa trị  bệnh về đường tiêu hóa

Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

 1.Giới thiệu chung về Binh lang

Tên gọi khác: hạt Cau, Tân lang, Đại phúc tử, …

Tên khoa học: Areca Catechu L. Họ: Cau (Palmae/Arecaceae).

Dược liệu: Semen Arecae.

1.Mô tả đặc điểm thực vật

Theo Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết binh lang là cây to, thân thẳng cao chừng 10 – 20m, đường kính 10 – 15cm. Thân trụ rỗng có nhiều vòng đốt là vết tích của những tàu lá rụng, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng.

Lá hình lược dừa, có bẹ to chứa cụm hoa, dạng lông chim. mang 2 dãy lá chét xếp đều đặn, Mo Cau rụng sớm,

Hoa mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, có hoa đực và hoa cái. Hoa đực nhỏ có màu trắng ngà, thơm mát gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to hơn, Noãn sào thượng 3 ô. Mùa hoa tháng 5,

Quả hạch to bằng quả trứng gà, quả bì có sợi. Vỏ quả ngoài, nhẵn bóng và mỏng, khi chín màu vàng đỏ, vỏ giữa cứng và nhiều xơ. Mùa quả tháng 9-12

Hạt có hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.

2.Phân bố và thu hái

Là cây trồng lâu đời và rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây được trồng khắp nơi, ở vùng trung du và đồng bằng từ nam chí bắc

Có 2 loại giống:

+(Sơn binh lang), Cau rừng hạt nhỏ, nhọn, chắc .

+ (Gia binh lang) Cau vườn với hạt to, hình nón cụt.

Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12, lấy quả thật già đem róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô.

2.Bộ phận dùng  – bào chế

1.Một số cách bào chế Binh lang: Hạt của cây cau

– Chọn quả to, đập ra hoặc cắt ra lấy hạt là được.

– Sao Binh lang: dược liệu đã thái lát, cho vào nồi, sao bằng lửa nhỏ nhẹ cho đến khi chuyển màu, lấy ra để nguội.

– Tiêu binh lang: Lấy dược liệu đã thái lát, cho vào nồi, sao bằng lửa lớn cho đến khi có màu vàng cháy. Phun sơ qua với ít nước, lấy ra phơi khô.

2.Sau khi bào chế:

– Vị thuốc dạng hình trứng, đáy phẳng, lõm ở giữa. Mặt ngoài có màu vàng nâu nhat hoặc đỏ nhạt, bên trong có các vân nâu và trắng xen kẽ, phôi nhỏ nằm ở đáy hạt.

– Hạt phải khô chắc,mặt ngoài không nhăn nheo là tốt.Loại hạt nhẹ xốp, giữa có lỗ rỗng là kém loại bỏ.

Dược liệu khô chắc, mặt ngoài không nhăn nheo là tốt

3.Bảo quản

Nên Bảo quản nơi kín và thoáng mát. Do vị thuốc dễ bị mốc và mọt .

Nếu có mọt thì nên sấy diêm sinh để tránh hư hại.

4.Thành phần hóa học

Hoạt chất chính là alcaloid (tỉ lệ độ 0,4%) chủ yếu là arecolin, arecaidin , guvacin, guvacolin .Ngoài ra còn có là tanin. Tỉ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%.Có acid béo (14%) các đường (2%), muối vô cơ và một sắc tố đỏ.

3.Tác dụng dược lý

*Theo y học cổ truyền

Có vị chát, hơi đắng, cay, tính ôn, không có độc, được quy kinh: Đại trường và vị.

Chủ trị: Xổ sán lãi, nhiều loại ký sinh trùng đường ruột, ăn uống, khó tiêu, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị, phù  thũng, ống chân sưng đau.

* Theo y học hiện đại

– Tác dụng kháng khuẩn

Theo tin tức y dược hạt cau tươi và khô đều có tác dụng ức chế nấm và virus gây bệnh ngoài da.

– Tác dụng đối với hệ thần kinh

Vị thuốc có tác dụng kích thích cholinergic ở hệ thần kinh trung ương làm tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ trơn của đại trường, dạ dày.

Ngoài ra còn có tác dụng làm tăng cơ trơn tử cung và túi mật, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.

Tác dụng của hoạt chất arecolin trong hạt cau gần giống các chất pilocarpin và muscarin.

Dung dịch 1% Arecolin làm co đồng tử sau khi nhỏ từ 2 – 5 phút. Sự co nhỏ đồng tử kéo dài tử ½ giờ đến 2 giờ. Dùng làm giảm áp nhãn trong chữa trị bệnh glaucom mắt.

– Tác dụng xổ sán

Nước sắc từ Binh lang có tác dụng làm tê liệt thần kinh của sán lợn và sán bò. Ngoài ra thảo dược còn có tác dụng xổ lãi kim.

Tác dụng xổ giun xán

4.Cách dùng và liều dùng

  • Liều dùng ngày 4 – 6 g, dạng thuốc sắc, hoàn tán,
  • Dùng để trị sán thường phối hợp với hạt bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với thường sơn.
  • Còn được dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4 g.
  • Phối hợp với hạt bí ngô.keo dậu dùng chữa sán cho người:
  • Làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ: với liều mỗi ngày 0,5 – 4 g.
  • Chữa trẻ con chốc đầu: Mài tán  hạt cau thành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì có độc

5.Một số bài thuốc kinh nghiệm hay

1.Chữa trị sán

Bài 1.Binh lang (cắt lát), Nam qua tử mỗi thứ 30g.Đem Nam qua tử tán nhỏ, rồi dùng binh lang sắc nước trộn uống.Có thể ăn hết hạt Bí ngô rồi uống nước sắc Binh lang.

Bài 2.Chữa sán lá (fasciolopsiasis):Binh lang 15 g, ô mai 10 g và cam thảo 5 g.Sắc với nước uống vào lúc sáng sớm bụng đói.

2.Chữa trị giun kim (oxyuriasis)

Binh lang 15 g, nam qua tử, thạch lựu bì, mỗi vị 10 g.Sắc với nước uống lúc đói trước khi đi ngủ.

3.Chữa trị táo bón, bụng đầy do thực tích khí trệ

Binh lang, Thanh bì, Mộc hương, Trần bì, Nga truật, Hoàng liên đều mỗi vị 30g. Hoàng bá, Đại hoàng đều 100g. Hương phụ sao, Khiên ngưu mỗi vị 120g.Đem tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần 6 – 10g, uống 2 – 3 lần/ngày với nước sôi ấm.

4.Chữa trị trẻ con chốc đầu

Mài tán hạt Cau thành bột rồi phơi khô, sau đó trộn với dầu và thoa lên vùng da cần chữa trị.

5.Chữa trị chứng ợ hơi và ợ chua, chán ăn

Hạt Cau 12g và Trần bì 6g, đem tán thành bột, sau đó chế với mật làm thành viên hoàn.Khi bụng đói, dùng ăn một lượng vừa phải.

6.Chữa trị tức ngực buồn nôn, chân đùi sưng đau do hàn thấp cước khí

Binh lang và Trần bì 16g, Mộc qua 12g.Gừng sống và Cát cánh mỗi vị 8g. Tía tô và Ngô thù mỗi vị 4g.. Dùng sắc với nước uống, dùng 1 thang/ngày.

7.Chữa đầy hơi, chướng bụng

Binh lang 8 g, táo mèo 16 g.Sắc uống kiên trì liên tục trong 7 – 9 ngày

6.Lưu Ý khi sử dụng Binh lang

– Hạt cau tương kỵ lửa vì vậy không nên sao chín vì có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh

– Không dùng cho trẻ nhỏ, sản phụ và các trường hợp khí hư hạ hãm (sa dạ dày, thoát vị cơ quan tiêu hóa)

– Cần phân biệt với đại phúc bì (vỏ của quả cau). Vị thuốc này có tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, khoan trung và hạ khí, thường được dùng để chữa trị cước khí, phù, thượng vị đầy tức và thấp trở khí trệ.

– Người Không có tích trệ không nên dùng

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Binh lang là một vị thuốc y học cổ truyền rất quen thuộc được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà thảo dược này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. của thuốc/.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …