Hiện tại dịch viêm não Nhật Bản ở trẻ em gia tăng trên cả nước, nhất là ở BV Nhi Trung ương hay BV Nhi đồng 1 và chủ yếu là trẻ chưa tiêm chủng.
- Cách điều trị cho 24 người bị nghi phơi nhiễm HIV hiệu quả
- Ai cũng muốn có con gái sau khi xem hình ảnh siêu dễ thương này!
- Cảnh báo an ninh bệnh viện, bảo vệ chết vì bạo hành y tế
Bổ sung tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em 16 tỉnh (từ 6 đến 15 tuổi)
Theo đó, tin tức y dược mới nhất cập nhật cần bổ sung tiêm chủng cho trẻ em ở 16 tỉnh trên cả nước với các trẻ từ 6 đến 15 tuổi. Bác sĩ, giảng viên Nguyễn Thanh Hậu, hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng rất quan tâm đến dịch viêm não Nhật Bản hiện nay.
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số mắc rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum.
Từ năm 2015, vắc xin viêm não Nhật Bản chính thức được triển khai trong tiêm chủng mở rộng hàng tháng, nghĩa là thay vì tổ chức tiêm chủng theo đợt diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm tùy theo từng nơi, các địa phương đã tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản hàng tháng cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng cùng với các vắc xin khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trong tiêm chủng mở rộng như sau:
Lần 1: khi trẻ 1 tuổi
Lần 2: sau mũi 1 từ 1-2 tuần
Lần 3: một năm sau mũi 2. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, đưa phần mềm quản lý tiêm chủng vào sử dụng trên phạm vi cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm chủng không được tiêm chủng.
Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho đối tượng trẻ từ 6-15 tuổi tại 16 tỉnh, thành phố hiện đang lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản, có nguy cơ bùng phát dịch cao nhằm giảm đến mức thấp nhất số mắc và tử vong các trường hợp viêm não Nhật Bản. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc viêm não Nhật Bản trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm 11,4%.
Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản.
Ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi vi rút nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê, v.v và từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều.
Thông thường khoảng từ chập choạng tối đến đêm, muỗi từ cánh đồng bay về các chuồng gia súc để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc gần nhà thì muỗi bay vào nhà hút máu người và truyền bệnh. Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và có thể bay lên cao trên mặt đất khoảng 13 mét – 15 mét.
Nhiều phụ huynh của sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng được biết về thông tin này và tỏ ra khá yên tâm nếu như trẻ đã được tiêm phòng vắc xin thì khả năng mắc bệnh sẽ giảm đi đáng kể.
Nguồn theo Báo Infonet – thuocviet.edu.vn