Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Thuốc Bromhexine: Thuốc làm long đờm

Thuốc Bromhexine: Thuốc làm long đờm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Tám, 2022 Thuốc Tân dược 196 Lượt xem

Tên thành phần hoạt chất: bromhexin.

Biệt dược: Bromhexine; Bisolvon; Disolvan; Dosulvon;

Hoạt chất bromhexin

1.Tác dụng của thuốc Bromhexine :

Theo DS.CKI Lý Thanh Long giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

  • Bromhexine, có chứa hoạt chất bromhexin.
  • Thuộc nhóm thuốc hệ hô hấp.
  • Bromhexin được sử dụng tình trạng nhiều chất nhầy trong đường hô hấp. Bromhexine làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, do đó làm cho các chất nhầy ít dính và tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất nhầy.
  • Bromhexine nên dùng cùng với thức ăn. Bạn có thể dùng bromhexin 8mg trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

Chỉ định:

  • Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
  • Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh hen
  • Suy gan hoặc suy thận nặng.

2.Liều dùng của thuốc Bromhexin

Liều dùng Bromhexine cho người lớn

Người lớn: uống 8-16 mg. Dùng 3 lần/ ngày.

Liều dùng Bromhexine cho trẻ em

Trẻ em (tùy vào từng độ tuổi mà sử dụng liều lượng khác nhau):

  • Trên > 10 tuổi: 4 ml x 3 lần/ngày.
  • Từ 7 – 10 tuổi: 2 mL x 3 – 4 lần/ngày.
  • Khoảng 1 – 6 tuổi: 2 mL x 2 lần/ngày.
  • Dưới < 1 tuổi: 1 mL x 2 lần/ngày.

Dạng Sirô Bromhexine 4 mg / 5 ml.

3.Tác dụng phụ của thuốc Bromhexin

1.Một số tác dung phụ bao gồm:

  1. Tác dụng phụ ở đường tiêu hoá
  2. Đau đầu
  3. Chóng mặt
  4. Vã mồ hôi
  5. Da phát ban
  6. Ho hoặc co thắt phế quản.

2.Các tác dụng phụ nhẹ bao gồm:

  • Cảm giác đầy trong dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn…

3.Dược lý và cơ chế tác dụng:

Bromhexin hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hoá sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng; nhưng nếu tiêm, chỉ sau khoảng 15 phút.

4.Dược động học:

  • Bromhexin hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20 – 25%. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến 1 giờ.
  • Bromhexin hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (trên 95%) với protein của huyết tương.  Khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố của thuốc là 7 lít/kg.
  • Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 – 30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.
  • Khoảng 85 – 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid glycuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.

4.Thận trọng khi sử dụng thuốc Bromhexin

Với các triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi khác (ví dụ như khó thở khi nghỉ ngơi, nhầy dính máu, sốt với nhiệt độ hơn 38°C, đau ngực), có hệ thống miễn dịch thấp do điều kiện y tế khác (ví dụ như HIV) hoặc các thuốc (ví dụ: hóa trị, thuốc hệ thống miễn dịch).Hoặc rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc bệnh suyễn nặng không kiểm soát.Có vết loét, vấn đề gan, thận hoặc dạ dày.Có tiền sử dị ứng với bromhexine hay bất kỳ thành phần niêm yết khác trong sản phẩm.

Thận trọng khi sử dụng Bromhexine

5.Tương tác thuốc Bromhexine

Bromhexine có thể tương tác với một số thuốc nào

  • Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
  • Bất cứ loại thuốc kháng sinh vì bromhexin 8mg có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc kháng sinh.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Bromhexine không

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.

Bảo quản:

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược:

  • Tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Không nên để thuốc ở nơi ẩm ướt như phòng tắm hoặc tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.Nhiệt độ phòng từ 15- <30 độ C
  • Lưu ý thông tin hạn dùng trên bao bì của thuốc và không nên dùng nếu thuốc đã quá hạn. Ngoài ra, cần phải xử trí những thuốc này trước khi đưa thuốc ra ngoài môi trường.

Bài viết sưu tầm DS.CKI Lý Thanh Long

Xem thêm: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …