Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Các thuốc chữa tiêu chảy –bệnh đường ruột

Các thuốc chữa tiêu chảy –bệnh đường ruột

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...
24 Tháng Ba, 2016 Thuốc Tân dược, Thuốc Tiêu Hóa 8,517 Lượt xem

Đa số trường hợp tiêu chảy là do nhiễm siêu vi, vì vậy không nên dùng kháng sinh khi chưa có bằng chứng nhiễm khuẩn. Kháng sinh chỉ có ích trong trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng như lỵ, thương hàn, tả …

Đa số trường hợp tiêu chảy đều gây mất nước và rối loạn điện giải. Vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu là bù nước điện giải, đặc biệt tiêu chảy ở trẻ em vì nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải diễn tiến rất trầm trọng.

chua-tieu-chay-cho-tre-bang-thuoc-dan-gian-1

Sử dụng thuốc việt  ức chế nhu động ruột chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. Thuốc này có thể có ích đối với người lớn nhưng gây hại đối với trẻ em.

Đa số trường hợp tiêu chảy đều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, đặc biệt là hệ thống men đường ruột. Vì vậy cần bổ sung các men tiêu hóa để giúp ruột hấp thu tốt thức ăn, giúp hồi phục nhanh tình trạng dinh dưỡng.

1.Nhóm cung cấp men tiêu hóa

Thuốc tiêu chảy nhóm này nhằm bổ sung các men tiêu hóa trong ruột đã bị mất trong thời gian dùng kháng sinh hoặc do loạn khuẩn đường ruột.

1.1.      Bacillus sp.:

Thuốc được chế từ các chủng Bacillus sp. sống, là một loại vi khuẩn thường trú ở ruột, không gây bệnh cho người ở điều kiện bình thường. Thuốc phát triển nhanh và khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột, giúp lên men, tiêu hóa thức ăn.

Chỉ định: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột. Không phối hợp với Tetracyclin.

Các chế phẩm:

–           Bacillus subtilis: Biosubtyl, Biolactyl …

–           Lactobacillus acidophilus: Antibio, L-Bio, Biolac, Lacteol fort, …

–           Sacharomyces boulardii: Ultralevure …

1.2.      Một số men khác:

1.2.1.   Lactase:

Thuốc chỉ định cho trường hợp tiêu chảy do thiếu lactase trong ruột non, uống với sữa hoặc các sản phẩm có sữa.

Một số chế phẩm: Lactaid, Lactrase, Dairy, Ease …

b9

1.2.2.   -amylase:

Thuốc có tác dụng tiêu hóa tinh bột, chỉ định cho những trường hợp rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy phân sống, ọc sữa.

Không dùng trong viêm tuỵ cấp, bệnh tuỵ mạn tính. Không dùng chung với các antacid.

Một số chế phẩm: Neopeptin …

1.2.3.   Pancreatin:

Thuốc thường phối hợp Pancreatin với một số men tiêu hóa khác hoặc Simethicone. Có tác dụng tiêu hóa và hấp thu nhanh thức ăn.

Chỉ định: rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng, bội thực, đầy bụng

Không dùng cho người quá mẫn với thành phần thuốc, trẻ dưới 7 tuổi.

Thận trọng ở người mang thai, bệnh tăng acid uric máu.

Một số chế phẩm: Gastal, Pandual, Taericon …

  1. Nhóm ức chế nhu động ruột

Các thuốc này làm giảm nhu động ruột. Không dùng nhóm này khi tiêu chảy nhiễm khuẩn, trẻ dưới 2 tuổi vì đây là những thuốc thuộc nhóm opiat và các dẫn chất tổng hợp.

2.1.      Diphenoxylat và Difenoxin:

Thuốc chỉ định cho trường hợp tiêu chảy ở người lớn. Chống chỉ định: viêm gan

Thường kèm Atropin để tránh lạm dụng Diphenoxylat, Difenoxin

–           Lomotil, Diased, Reasec: Diphenoxylat + Atropin.

–           Motofen: Diphenoxin + Atropin.

2.2.      Loperamid:

Một số biệt dược: Imodium, Lomedium, Stopare …

Chỉ định: tiêu chảy cấp, mạn, người bệnh đang mở thông hồi tràng. Chống chỉ định: dưới 8 tuổi, có thai, đang bị lỵ amib cấp, suy gan.

2.3.      Cao opi:

Một số biệt dược: Cồn con rồng, Paregoric …

Thuốc chỉ dùng trong tiêu chảy cấp cho người lớn và trẻ lớn. Không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi

  1. Nhóm hấp phụ

Nhóm này hấp phụ độc tố, vi khuẩn, thuốc, dịch tiêu hóa, hơi. Thuốc chỉ chữa triệu chứng với liều lớn dùng ngay sau tiêu chảy, không tác dụng với loại tiêu chảy nặng. Thuốc này không độc vì không hấp thu vào máu.

Acetaminophen-va-Opioids

3.1.      Dioctahedral smectid:

Một số biệt dược: Smecta, Unimecta …

Chỉ định: Tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Chống chỉ định: Mẫn cảm diosmectite, suy thận, đau bụng chưa rõ nguyên

nhân

3.2.      Kaolin, Pectin:

Một số biệt dược: Kaopectate …

 

Kaolin là aluminium silicat hydrat hóa thiên nhiên. Pectin là một carbonhydrat phức tạp ly trích từ vỏ quả cam. Kaolin thường phối hợp với Pectin là dạng bột hấp phụ được sử dụng rộng rãi để chữa tiêu chảy cấp, ít khi dùng trong tiêu chảy mạn.

3.3.      Attapulgite:

Một số biệt dược: Actapulgite, New-diatab …

Chỉ định: Các trường hợp viêm đại tràng gây tăng nhu động ruột, tiêu chảy chướng bụng.

Không dùng khi dị ứng với attapulgite, không dùng cho trẻ em.

3.4.      Than hoạt:

Thành   phần   chính   gồm   than   thảo   mộc,   Tricalcium   phosphat,   Calci carbonat.

Chỉ định: Tiêu chảy chướng bụng, viêm đại tràng, tăng nhu động ruột.

Không dùng trong tiêu chảy ngộ độc, trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân.

Một số chế phẩm: Carbophos, Carbogastt …

Xem thêm :  Thuốc SmectaThuốc Colochicine ; Enterogermina 

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …