Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Cây Đài hái – Vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền

Cây Đài hái – Vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
9 Tháng Năm, 2023 Tin Tức Y dược 183 Lượt xem

Là một vị thuốc Nam quý trong kho tàng cây thuốc Việt, Cây Đài hái, là dược liệu có tác dụng trong việc chữa trị chứng rôm sảy, kiết lỵ, sưng vú,… cùng nhiều bệnh lý khác.

Ngoài việc chữa bệnh hạt cây còn được dùng ép lấy dầu để nấu nướng ăn thay cho mỡ lợn. Do đó mà cây còn có tên Dây mỡ lợn .

Vậy chúng ta cùng Giảng viên Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu cây thuốc vừa chữa bệnh vừa được biết đến như là thay mỡ lợn trong thực phẩm con người nhé!

Cây Đài hái

1. Cây Đài hái là cây là gì?

Tên gọi khác:  Dây beo, Dây sén cây dây hái, dây mỡ lợn, du qua, mướp rừng,…

Tên khoa học: Godgsonia macrocarpa – Cucurbitaceae (họ bầu bí)

1.1. Mô tả thực vật:

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM Là loại dây leo, Đài hái có thân nhẵn, có thể phát triển dài tới 20 – 30m.

Lá có hình tim có thể chia thành 3 – 5 thùy, rộng khoảng 15 – 25cm. Lá mặt trên màu xanh lục và lá mặt dưới nhạt hơn. lá dai và cứng nhẵn. những lá non có lá không chia thùy hoặc chỉ có 2 thùy. Tua cuống của nó có kích thước to, quăn xoắn.

Hoa cái đơn độc, thường xuất hiện ở kẽ. Hoa đực mọc thành chùm có dạng ngù,

Quả của cây đài hái có hình cầu, có thể to bằng đầu người, đường kính của quả có thể đạt đến 20cm, chia thành 10 – 12 khía trông không rõ, cùi trắng.

Hạt của quả rất to có thể dao động từ 6-12 hạt, có hình trứng dẹt, dài 8cm, rộng tới 5cm,  .

1.2. Phân bố và cách chế biến

Phân bố: Cây Đài hái là một cây đẹp, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Nam trung quốc, Ấn độ, Malayxia, Nhật bản, Indonexia, thường mọc hoang và leo lên các cây lớn khác trong rừng để phát triển.

ở các khu vực rừng nguyên sinh cây có nhiều, ở vùng đồng bằng ít thấy hoặc không thấy chúng.

Tại Việt Nam, Cây được phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Giang,Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và một số tỉnh miền núi khác. Việc trồng thí nghiệm ở đồng bằng chưa phát hiện được. Cây trồng cho quả, có khi chậm ra quả hay không thấy quả chưa rõ nguyên nhân. có cây đực, cây cái. Việc này các nhà thực vật học cần theo dõi kiểm tra xác định lại.

Thu hái: thường thu vào tháng 11- 12 cho đến 1-2 năm sau.

Lá và hạt được thu hái về làm thuốc hoặc thực phẩm dầu ăn.

Chế biến: Hạt dùng để ép lấy dầu, tỷ lệ dầu trong hạt rất cao từ 60-65%. Dầu hạt của hạt có màu vàng nhạt, không mùi, không vị, có thể sử dụng thay thế mỡ lợn. Để lâu dầu sẽ tự phân tách thành 2 lớp.

Có vị đắng khi ăn hạt sống, có thể nguyên nhân do có một ancaloit hoặc một glucozit,…

2. Bộ phận dùng:

Là lá và hạt:

– Hạt và Lá của cây được thu hái về làm thuốc chưa bệnh hoặc thực phẩm khác (làm dầu ăn)

– Dầu được ép từ Hạt của cây do tỷ lệ dầu trong hạt rất cao từ 60-65%

3. Thành phần hóa học

– Hạt chứa rất nhiều dầu, tỷ lệ có thể đạt tới 60-65%. Dầu màu vàng nhạt, hơi dặc, không mùi, không vị, Để yên và lâu ngày, dầu sẽ lắng tách thành 2 lớp, lớp trên chứa chừng 20% panmitin, lớp dưới chủ yếu là chất olein

– Hạt sống chứa chất đắng có thể là một glucozit , ancaloit, hoặc là một chất độc khác.

Nhưng hạt lại không thấy có độc tính, vì người đồng bào những vùng có cây này vẫn dùng nướng ăn hay giã với muối ăn như ta ăn muối mè, muối lạc.

 4. Tác dụng – Công dụng của đài hái

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi (2004), trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.có nêu:

Tại nước ta, ít thấy được dùng làm thuốc từ quả và hạt đài hái. Người dân những nơi có cây này chỉ dùng hạt để ép làm dầu để ăn thay mỡ lợn, hay thay dầu để thắp đèn. Có khi nướng chín mà ăn.

Ngoài công dụng làm thực phẩm từ dầu thì cây dược liệu này còn được áp dụng trong nhiều bài thuốc.

1. Điều trị chứng loét mũi

Theo giảng viên Cao đẳng Dược dùng Lá Đài hái sắc hay đốt lấy khói xông chữa bệnh loét mũi.

Dùng lá và thân cây dược liệu này, rửa sạch để loại bỏ hết lớp bụi bẩn. Ép phần lá và thân cây lấy nước, rồi đem phần nước đã ép lọc qua một lớp vải sạch.

Làm hàng ngày nhỏ nước này vào mũi để chữa trị bệnh.

2. Hỗ trợ cải thiện vóc dáng cho chị em phụ nữ sau sinh

Tại Indonexia, những người phụ nữ mới ở cữ họ dùng dầu đài hái để xoa bụng, đồng thời cho uống nước sắc gừng. Chỉ những chị em đã sinh được 1 tháng trở đi mới được dùng cách này. Cách làm rất đơn giản, dùng một lượng vừa đủ thoa lên bụng. Với cách này phụ nữ sau sinh có thể lấy lại vóc dáng và giảm những ảnh hưởng sau quá trình mang bầu

3. Điều trị sưng vú và tác dụng nhuận tràng

– Tại Indonexia, phụ nữ bị sưng họ thường dùng trộn tro lá địa liền với dầu đài hái và dầu dừa để bôi vào vú phụ nữ bị sưng.

 – Sử dụng loại dầu này được chế biến đảm bảo vệ sinh để thay thế dầu ăn hoặc mỡ động vật để chế biến thực phẩm hàng ngày, vì dầu này có tác dụng nhuận trường chữa trị táo bón.

4. Hỗ trợ điều trị chứng rôm sảykiết lỵmẩn ngứa

Dùng dầu và nhân hạt đài hái. Để chữa trị hiệu quả các bệnh này người bệnh nên dùng dầu hạt  này thay thế cho mỡ lợn, với nhân hạt có thể chế biến như muối đậu (lạc) hay muối vừng (mè) để ăn với cơm.

– Với chứng kiết lỵ có thể uống dầu hạt đài hái, sử dụng một thìa khoảng 4g mỗi lần,uống 3 – 4 lần/ngày.

– Nếu sử dụng ăn dầu Đài hái thường xuyên có thể giúp nhuận tràng và thông đại tiện.

Hỗ trợ điều trị chứng rôm sảy

5. Chữa trị các vết thương do vắt cắn hoặc tắc chui vào tai

Hạt đài hái khô. Đem tán thành bột thật nhỏ để rắc lên vết thương hoặc nơi con tắc chui vào tai

5. Lưu ý khi dùng đài hái chữa bệnh

Theo tin tức y dược những bài thuốc từ cây dây mỡ lợn chữa bệnh trên chỉ là bài thuốc dân gian, về khoa học thì chưa có cơ sở chứng minh. Cho nên, người bệnh không nên lạm dụng vào chúng. nên người bệnh trước khi sử dụng cần tư vấn, thăm khám của Bác sĩ để có cách điều trị an toàn, phù hợp.

Qua một số thông tin trên, Giảng viên Dược đã cho độc giả biết về cây Đài hái. Đây là một vị thuốc quý có tính mát, vị đắng và được áp dụng trong nhiều bài thuốc trong dân gian. Tuy nhiên các bài thuốc trên đều từ ông bà ta từ xưa truyền lại vẫn chưa có nghiên cứu để xác minh. Do đó, người dùng không nên tùy tiện sử dụng chúng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. khi dùng cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên môn.

Hiện nay, với chủ trương và chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền, phát triển nuôi trông những cây dược liệu quý. Cây Đài hái đã được trồng ở nhiều nơi để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …