Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Cây mâm xôi – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Cây mâm xôi – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
22 Tháng Năm, 2023 Thuốc đông Y 159 Lượt xem

Cây mâm xôi là vị thuốc quý trong vườn thuốc cổ truyền của người Việt, Cây được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y nhằm chữa trị một số bệnh về gan, tim, đường huyết, bệnh xương khớp… quả có tác dụng bổ can thận, cường dương, tăng sinh lực.nên vị thuốc rất quý cho giới mày râu.

Cây Mâm xôi

Hãy cũng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu sự thật về tác dụng chữa bệnh của cây mâm xôi.

1. Đặc điểm chung về cây Mâm xôi:

Tên khác:       Cây Ngấy, Cơm xôi, Đùm đùm, Chúc xôi, Phúc bồn tử,, …

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir.- Rosaceae (Họ: Hoa hồng).

1.1. Mô tả đặc điểm thực vật:

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Cây có thân leo, loại vừa. Toàn cây đều có gai nhỏ cho đến cuống hoa cuãng có gai.

Lá đơn, mọc so le có hình tim.có cuống dà có gai, đường kính từ 5 – 15cm. chia nhiều thùy không đều, gân lá chân vịt, có lá kèm sớm rụng.

Hoa mọc thành từng chùm ngắn ở kẽ lá, có màu trắng, có lông.có lá bắc giống lá kèm

Quả hình cầu kép gồm nhiều hạch, quả tụ lại giống như đĩa xôi. Khi chín quả có màu đỏ tươi.ăn được

Hoa thường ra vào tháng 3 – 4, quả ra vào tháng 5 -7.

1.2. Phân bổ:

Cây phân bố nhiều ở Bắc Âu, Nga và Scandinavia, là một loại cây thảo sống lâu năm và mọc thấp ở những vùng lộ thiên hoặc đầm lầy.

Ở nước ta, có hơn 50 loài trong chi Rubus L. trong đó cây mâm xôi này là loài phân bố tương đối rộng ở khắp các tỉnh vùng thấp, miền núi thấp, trung du. Cây thích ánh sáng và ưa ẩm, thường mọc trùm lên các cây bụi và dây leo khác

Thu hoạch và chế biến: Quả thu hái khi chín, vào tháng 5 – 7. Có thể ăn hoặc làm mứt.

Cành lá thu hái quanh năm,cắt thành đoạn ngắn, phơi khô, bảo quản dùng dần.

2. Bộ phận dùng của Mâm xôi

Cành và lá phơi khô.

Quả hái khi chín.

 3. Thành phần hóa học

Theo thuốc đông y theo nghiên cứu khoa học, bên trong cây mâm xôi có giàu chất dinh dưỡng

-Trong quả cây mâm xôi chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: acid citric, acid ellagic, malic, salicylic, tanin, pectin, fructozơ…

Trong đó Axit ellagic: là chất dinh dưỡng có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Giúp bảo vệ màng tế bào, trung hòa các gốc tự do.

Các hợp chất flavonoid như, anthocyanin kaempferol, quercetin.

Các vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, Mg, Cu, Zn, K, mangan, acid folic, omega – 3, vitamin K, E và chất xơ.

– Ngoài ra lá cây mâm xôi có chứa chất tanin

4. Tác dụng – Công dụng của Mâm xôi

*Theo y học cổ truyền

– Lá, cành và rễ của cây đều có vị ngọt, nhạt, tính bình,

Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, chỉ huyết, kích thích tiêu hóa,.

– Quả có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ gan thận, tráng dương, giữ tính khí, tăng sức mạnh.

*Theo y học hiện đại

1. Giúp Chống oxy hóa, chống ung thư (nhờ chất axit ellagic);

– Trong Quả có chứa vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Trong đó Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa gần giống như vitamin E

Có tác động làm giảm tác động tới các gốc tự do gây nên đối với cơ thể, giúp chống lão hóa, Vitamin C “chặt đứt” con đường sinh sản của tế bào ung thư, còn flavonoid kháng khuẩn, chống viêm và rất hiệu quả. ,

2. Chữa trị người đái tháo đường.

Quả có Vị ngọt chính là đường fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường có thể dùng được không phải kiêng dùng.

Quả giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp tăng cường sản xuất chất adiponectin có tác dụng kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra Cây còn có tác dụng Điều hòa nhịp tim và huyết áp, tăng sản xuất hồng cầu;

Chú ý: nên cẩn thận khi dùng cho phụ nữ có thai.

3. Cải thiện khả năng sinh sản, tình dục (nhờ vitamin C và magie);

– Quả giúp cải thiện khả năng sinh sản: trong quả giàu vitamin C và magie giúp cải thiện chức năng sinh sản ở cả 2 giới, điều này rất tốt dành cho mọi lứa tuổi.

Quả mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt nên có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý: Chữa trị cho người bị thận hư, tinh trùng yếu,liệt dương và cải thiện đời sống chăn gối

Bài thuốc tráng dương, chữa liệt dương

Bài 1: Chuẩn bị thỏ ty tử 30 – 45g, mâm xôi 12g, câu kỷ tử 20g, gạo tẻ 100g, chim sẻ 5 con, hành gừng và gia vị. Đem tất cả đem nấu thành cháo ăn trong ngày, chia thành 2 – 3 lần.

Bài  2: Mâm xôi , ba kích và thỏ ty tử mỗi vị 15g đem ngâm với 250g rượu gạo.

Ngâm sau 7 ngày đem ra uống ngày 20 – 30ml/ngày.

Bài 3:  Mâm xôi, thỏ ty tử, kỳ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử tấc cả mỗi vị đồng lượng nhau. đem đi sấy khô hoặc phơi khô rồi tán thành bột. Đem bột dược liệu trộn lại với một ít nước, làm thành từng viên như hạt bắp. uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 6g/lần.

4. Cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ;

– Quả mâm xôi tốt cho não bộ: Khi dùng quả này thường xuyên hơn sẽ giúp cho não bộ cải thiện được trí nhớ, nâng cao phản xạ tốt hơn,

5. Bảo vệ mắt, duy trì thị lực;

– Quả mâm xôi tốt cho thị lực: Dùng quả xôi thường xuyên sẽ giúp nâng cao và bảo vệ màng mắt, giữ thị lực luôn khỏe mạnh.

6. Chống viêm;

– Quả mâm xôi chữa trị gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng

Dùng Cành lá cây mâm xôi 30g, kim anh, ba kích, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.

7. Tăng miễn dịch;

Quả mâm xôi giúp tăng cường hệ miễn dịch: Bên trong quả mâm xôi chứa chất xơ cao gấp đôi các loại thực phẩm khác, ước tính trong 200gr quả mâm xôi có chứa tới gần 8gr chất xơ.

*Tác dụng theo phương pháp truyền thống:

– Lá được sử dụng để chuẩn bị trà thảo mộc; uống mát, lợi tiểu tiện

dùng 12 – 15g hãm hoặc sắc uống.

Ở Ấn Độ, người dân dùng quả này làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em.

Lá được dùng làm thuốc để chữa điều kinh, gây sảy thai.

Trà quả mâm xôi

– Quả giàu hàm lượng Vitamin C và A, nó giúp duy trì hệ thống miễn dịch;

Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự phá hủy của mắt, da;

– Thúc đẩy lưu thông máu, sản xuất hồng cầu, loại bỏ độc tố;

– Nó hỗ trợ làm giảm chứng chuột rút, táo bón, đầy hơi và các tình trạng tiêu hóa;

– Nước sắc rễ được dùng để chữa trị cho phụ nữ hiếm muộn con, để an thai;

– Rễ cũng được sử dụng để điều trị ngăn ngừa loãng xương, sốt và ho;

 5. Lưu ý khi sử dụng:

Là loại thảo dược có rất nhiều công dụng tốt, lành tính nhưng khi sử dụng, người dùng cũng cần lưu ý sau:

– Người bị dị ứng thì không nên sử dụng; Nếu bị dị ứng khi dùng thuốc thì ngưng dùng ngay và hỏi ý thầy thuốc ngay lập tức.

– Người dùng nên lựa chọn Dược liệu tự nhiên được chế biến tốt,tránh độc hại khi sử dùng dược liệu không tốt

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Trên đây bài viết đã thông tin rõ về cây mâm xôi, ta có thể thấy toàn cây của nó được dùng làm thuốc.Được ứng dụng rất nhiều bài thuốc trong y học, Có tác dụng giúp phòng và chữa được nhiều bênh, Tuy nhiên để áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này được hiệu quả và an toàn, người dùng cần nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng nhé!.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …