Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Chữa bệnh bằng cây Quýt liệu bạn có tin?

Chữa bệnh bằng cây Quýt liệu bạn có tin?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
27 Tháng Mười Hai, 2017 Thuốc đông Y 496 Lượt xem

Quýt là một loại cây ăn quả khá quen thuộc ở nước ta, tuy nhiên ít ai ngờ rằng quýt còn được xem là một loại cây Thuốc Đông y với vô số công dụng chữa bệnh.

Quýt là một loại cây ăn quả được trồng khá nhiều ở nước ta

Quýt là một loại cây ăn quả được trồng khá nhiều ở nước ta

Thông tin nhận biết về cây quýt

Quýt là loại cây thuộc họ Cam, có tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore, hay còn được gọi với tên khác là trần bì, , quảng trần bì…Cây quýt được biết đến là cây ăn quả và cũng là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.

Thành phần hóa học có trong cây quýt

Các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong Vỏ quýt có chứa các thành phần hóa học như: Limonene, a-Terpinene, b-Myrcene, Piene, a-Thujene, Sabinene, Octanal, a-Phellandrene, p-Cymene, Terpinolene, a-Ocimene, g-Terpinene, Linalool, 3,7-Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, a-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1-Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde, Carvacrol, a-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (lưu Văn Tù, Trung Dược Tài 1991, 14 (3): 33); Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis (2-Furaldehyde) (Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3): 717);Neohesperidin, Hesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66: 5534e).

Cây quýt và một số tác dụng dược lý

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết vỏ quýt có một số tác dụng dược lý như:

  • Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P.Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 – 250 mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươl và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng khuẩn:Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu vỏ quýt có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học).
  • Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm gĩan phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngănchậ được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học).

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây quýt

Chữa bệnh bằng cây Quýt liệu bạn có tin?

Chữa bệnh bằng cây Quýt liệu bạn có tin?

  • Chữa tiêu chảy kèm bụng sôi, bụng đau: Bạch truật (thổ sao) 12g, Phòng phong (sao) 8g, Bạch thược (sao) 8g, Vỏ Quýt (sao) 6g. Tán mịn thành bột, mỗi lần uống 4- 6g, ngày 2-3 lần,hoặc sắc uống (Thống Tả Yếu phương – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Trị tiêu hóa rối loạn, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng: Đảng sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch linh 8g, Chích thảo 4 g,  vỏ Quýt 6g, sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán (Dị Công Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
  • Chữa ho có đờm (do cảm hàn), ho do họng viêm, phế quản viêm: Bạch linh 12 g, Vỏ Quýt 6 g, Khương bán hạ 6g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 2 lát, sắc uống (Nhị Trần Thang – Hòa Tễ Cục phương).
  • Trị tiêu chảy: Vỏ Quýt, Cam thảo, Thương truật, Hậu phác, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 4g – 6g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc uống (Bình Vị Tán – Hòa Tễ Cục phương).
  • Chữa nguyên khí suy yếu, ăn uống không tiêu hoặc tạng phủ không điều hòa, dưới tim có hòn khối: Vỏ Quýt, Chỉ thực (sao với trấu cho vàng) đều 40g, Bạch truật 80 g. tán nhuyễn. Lấy Lá sen gói thuốc lại, làm thành viên, to bằng hạt đậuxanh lớn. mỗi lần uống 50 viên (Quất Bì Chỉ Truật Hoàn – Lan Thất Bí Tàng).
  • Trị tiêu chảy: Vỏ Quýt 12g, Sinh khương 8g, sắc uống (Quất Bì Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa trẻ nhỏ bị chứng Tỳ cam, tiêu chảy: Vỏ Quýt 40g, Thanh bì, Kha tử nhục, Chích thảo đều 20g. Tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 8 g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, uống ấm trước bữa ăn (Ích Hoàng Tán – Ấu Khoa Loại Túy).
  • Trị phế quản viêm mạn, ho nhiều đàm: Trấn Lương Hoa dùng Vỏ Quýt 6g, Bán hạ 6 g, Bạch linh 10 g, Đương qui 20g, Cam thảo 6g, Gừng 3 lát, tùy chứng gia giảm.Trị 33 ca,kết quả tốt 17 ca, đỡ nhiều 14 ca, không kết quả 2 ca (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1985, 1: 18).
  • Chữa ho do họng viêm, phế quản viêm nhẹ: Vỏ Quýt 6g, Cát cánh 6 g, Tô diệp 6g, Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa tuyến vú viêm cấp: Hàn Thiệu Minh dùng mỗi ngày vỏ Quýt 30 g, Cam thảo 6 g,sắc lấy nước uống.Trị 88 ca, kết quả: khỏi 85 ca (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1959, 4: 326).

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …