Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Chữa bệnh bằng cây Rau má liệu bạn đã biết?

Chữa bệnh bằng cây Rau má liệu bạn đã biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
25 Tháng Mười Một, 2017 Thuốc đông Y 418 Lượt xem

Rau mà là một loại rau không mấy xa lạ đối với chúng ta, thường được dùng trong nhiều món ăn hay làm nước giải khát. Nhưng ít ai ngờ rằng rau má còn là một vị thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Rau mà thường mọc hoang hay được trồng rộng rãi ở nước ta

Rau mà thường mọc hoang hay được trồng rộng rãi ở nước ta

Thông tin cần biết về cây rau mà

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb; thuộc họ hoa tán – Apiaceae, đây là một loại cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn , mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ. Theo y học cổ truyền, Rau má có vị hơi đắng, ngọt , tính hơi mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc , tán ứ chỉ thống , lương huyết sinh tân, lợi niệu.

Về thành phần hóa học các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây rau má có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

Rau mà và một vài bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Rau má thường được dùng để nấu nhiều món ăn

Rau má thường được dùng để nấu nhiều món ăn

  • Thuốc lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
  • Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60 g, hương nhu 16 g, lá tre 16 g, lá sắn dây 16 g. Cho khoảng 600 ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
  • Trị viêm hạnh nhân: Rau má tươi giã lấy nước cốt, hòa ít giấm nuốt từ từ.
  • Chữa ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc lấy nước uống.
  • Trị viêm tấy , mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
  • Chữa khí hư bạch đới: Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
  • Trị thống kinh, đau bụng, Đau lưng , ăn kém uể oải: Rau má 30 g, ích mẫu 8 g, Hương nhu 12 g, Hậu phác 16 g. Ðổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Trị chảy máu chân răng , chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30 g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15 g sao, sắc lấy nước uống.

Ngoài ra, các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết người ta còn chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …