Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Chia sẻ những điều nên làm gì khi bị tăng nhãn áp ?

Chia sẻ những điều nên làm gì khi bị tăng nhãn áp ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
24 Tháng Mười, 2017 Dược sĩ tư vấn thuốc 398 Lượt xem

Được biết đến với tên tiếng anh là bệnh GlôCôm (Glocoma) thường gặp ở người lớn tuổi, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ về việc nên làm gì khi bị tăng nhãn áp.

14-01-50_tn1

Chúng ta nên làm gì khi bị tăng nhãn áp ?

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh Glôcôm (Glocoma) thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể ở dạng cấp tính hay mạn tính. Cả hai loại đều nguy hiểm vì nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến mù loà.

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM triệu chứng bệnh thường gặp là: Đau nhức trong mắt và xung quanh mắt, nhiều khi đau dữ dội đến mức gây nôn mửa. Thị giác bị mờ đi. Cơn đau thường nổi lên vào buổi tối. Nhiều khi nhìn bóng đèn về đêm thấy có hào quang như cầu vồng.

Chúng ta nên làm gì khi bị tăng nhãn áp ?

Trong giai đoạn toàn phát bệnh có ba dấu hiệu đặc trưng là: Nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên. Thị trường của mắt thu hẹp. Soi đáy mắt có dấu hiệu teo đĩa thị. Theo số liệu thống kê năm 2002 thì tỷ lệ mù loà ở Việt Nam do bệnh này là 5,7%. Tiền sử gia đình được coi là yếu tố có ý nghĩa trong bệnh tăng nhãn áp nguyên phát. Bệnh còn liên quan đến tuổi, bệnh thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên và ở nữ nhiều hơn ở nam.

Không thể điều trị tại nhà. Khi thấy đau nhức mắt và thị lực mờ đi, thấy những vòng quầng quanh bóng đèn thì cần đi khám ngay tại chuyên khoa mắt của bệnh viện. Bác sĩ sẽ khám mắt bằng đèn rọi và nhìn vào trong mắt bằng kính soi đáy mắt. Nếu xác định là tăng nhãn áp cấp tính bác sĩ có thể nhỏ thuốc vào mắt để làm cho đồng tử nhỏ lại, giảm áp suất trên ống dẫn dịch mắt. Việc điều trị sẽ thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa với các loại thuốc. Khi cần sẽ phải giải phẫu.

Bệnh tăng nhãn áp mạn tính không có triệu chứng báo hiệu rõ ràng. Các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thị lực giảm dần qua nhiều tháng, nhiều năm, thường thị lực bị mất ở phần xung quanh thị trường. Nguyên nhân là do tăng áp suất bên trong mắt do phần tuần hoàn để xả dịch lỏng từ phía trước mắt bị suy yếu. Khi đó cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để làm giảm áp suất trong mắt, giữ cho đồng tử nhỏ lại để dịch lỏng trước mắt được thoát ra dễ dàng. Khi cần thiết mới phải giải phẫu.

Bệnh tăng nhãn áp dù đã được điều trị vẫn có thể tái phát vì vậy người bệnh cần đi khám mắt định kỳ tại các phòng khám nhãn khoa. Bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn cuối có thể bị biến chứng tăng nhãn áp.

Không có biện pháp phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp. Các bác sĩ khuyên mọi người trên 40 tuổi nên đi khám mắt 2 năm một lần.

Siêu Thị Thuốc Việt – thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …