Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Đông Y – bài thuốc dân gian trị chứng đầy bụng

Đông Y – bài thuốc dân gian trị chứng đầy bụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Tám, 2020 Thuốc đông Y 206 Lượt xem

Hệ tiêu hóa kém thường dễ gặp chứng đầy bụng, khó tiêu trong ăn uống, khiến thường chúng ta mệt mỏi, dễ chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

<center><em>Đầy bụng, khó tiêu trong ăn uống khiến thường chúng ta mệt mỏi</em></center>

Đầy bụng, khó tiêu trong ăn uống khiến thường chúng ta mệt mỏi

Theo chia sẻ của chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Với những người có hệ tiêu hóa kém thường dễ gặp chứng đầy bụng, khó tiêu trong ăn uống. Chứng bệnh này thường khiến chúng ta mệt mỏi, dễ chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Hiện nay có rất nhiều vị thuốc Đông y trị được chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, cơ thể khó hấp thụ. Tuy nhiên để loại trừ bệnh một cách đơn giản, hiệu quả bạn cũng có thể tận dụng những vị thuốc dân gian với các nguyên liệu hết sức cơ bản có trong cuộc sống hàng ngày.

Bài 1: Quả quất tươi chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường, đậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được si rô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 thìa si rô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội uống. Ngày uống 2 – 3 lần. Uống 3 ngày.

Bài 2: Quất tươi chín 100g, 500ml rượu trắng, ngâm khoảng 2 tuần là dùng được. Hàng ngày, trước mỗi bữa ăn uống 15 – 20ml rượu quất có tác dụng chữa bụng trướng đầy, khó tiêu, giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

Bài 3: Chỉ xác 10g, đu đủ xanh khô (mộc qua) 30g, gừng khô 6g. Sắc uống mỗi ngày 1-2 lần. Uống 3 ngày.

Bài 4: Mộc hương, bạch truật, chỉ thực, mỗi vị 18g. Tất cả các vị thuốc tán bột, ngày uống 2 lần với nước gừng, mỗi lần uống 5g.

Bài 5: Lấy 20g tỏi ta bóc vỏ, giã nát, trộn với 5g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60ml nước sôi còn ấm, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài 6: Lá mơ lông tươi 100g, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống vài lần trong ngày.

Bài 7: Rau cải thìa (cả cây), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 30ml. Uống 3 – 5 ngày.

<center><em>Sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa</em></center>

Sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa

Bài 8: Trần bì, mộc hương, nga truật, thanh bì, mỗi vị 3g; đinh hương, tiểu hồi, thần khúc, mỗi vị 4g. Tất cả các vị thuốc sấy khô tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.

Bài 9: Sơn tra 60g, lục khúc 20g, bán hạ 30g, phục linh 30g, trần bì 10g, liên kiều 10g, la bạc tử 10g. Các vị thuốc sao vàng, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g.

Bài 10: Mạch nha 10g, đảng sâm 10g, thảo quả 5g, trần bì 5g, phục linh 10g, can khương 3g, bạch truật 10g, hậu phác 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 ngày.

Tuy nhiên để an tâm cũng như phù hợp với thể trạng sức khỏe hiện tại, trước khi dùng bạn nên trao đổi thêm với lương y để tìm ra những bài thuốc phù hợp.

Hi vọng với những chia sẻ từ giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong việc trị chứng đầy bụng, khó tiêu.

 

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …