Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau có thể dùng cho trẻ nhưng nếu dùng sai liều có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi dùng thuốc Paracetamol cho trẻ cần lưu ý những gì?
- Cách điều trị dị ứng Paracetamol như thế nào?
- Dị ứng Paracetamol và các dấu hiệu thường gặp
- Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai
Dùng thuốc Paracetamol cho trẻ cần lưu ý những gì?
Theo thông tin thuốc Việt, Paracetamol là loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt.v.v… Paracetamol có những dạng dùng và hàm lượng phổ biến như sau:
- Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.
- Siro, dạng uống: biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).
- Gel, dạng uống: 500mg.
- Dung dịch, dạng uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml).
Loại thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em nhưng nếu dùng sai liều sẽ rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để sử dụng Paracetamol một cách an toàn cho trẻ?
Nên cho trẻ uống Paracetamol khi nào?
Theo các Dược sĩ tư vấn, có thể cho trẻ uống Paracetamol trong trường hợp trẻ bị sốt, đau đầu và đau nhức cơ thể. Trường hợp trẻ sốt do tiêm chủng cũng có thể dùng Paracetamol. Bạn có thể cho trẻ uống sau mỗi 4 – 6 tiếng, tối đa 4 lần trong vòng 24h. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc quá liều lượng được bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ sau khi uống thuốc mà vẫn không hạ sốt thì nên gọi cho bác sĩ.
Liều dùng paracetamol cho trẻ như thế nào?
Các bác sĩ khuyến cáo, việc sử dụng đúng liều Paracetamol có thể giúp hạ sốt, giảm đau nhưng nếu dùng quá liều có thể gây tử vong. Do vậy phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol cho trẻ cần sử dụng đúng liều.
Sau đây là liều lượng dùng paracetamol dạng siro cho trẻ:
- Đối với trẻ 3 – 6 tháng: 2,5ml/lần
- Đối với trẻ 6 – 24 tháng: 5ml/lần
- Đối với trẻ 2 – 4 tuổi: 7,5ml/lần
- Đối với trẻ 4 – 6 tuổi: 10ml/lần
Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể dùng Paracetamol dạng thuốc viên. Liều dùng Paracetamol dạng thuốc viên cho trẻ như sau:
- Trẻ 6 – 8 tuổi: 250mg
- Trẻ 8 – 10 tuổi: 375mg
- Trẻ 10 – 12 tuổi: 500mg
- Trẻ 12 – 16 tuổi: 750mg
Những thông tin về liều dùng thuốc trên đây chỉ để tham khảo, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Thuốc Paracetamol dùng bao lâu sẽ có tác dụng?
Việc dùng thuốc tân dược Paracetamol bao lâu thì có tác dụng phụ thuộc vào từng người. Thông thường sau khoảng 1- 3 giờ sau khi dùng thuốc thì thuốc sẽ phát huy tác dụng, các tác dụng như hạ sốt, giảm đau có thể có hiệu quả ngay sau khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng Paracetamol cho trẻ
Paracetamol có những tác dụng phụ nào?
Các Dược sĩ tư vấn cho biết, thuốc Paracetamol hiếm khi gây tác dụng phụ. Một số ít trường hợp trẻ có thể bị dị ứng với thuốc. Một số triệu chứng dị ứng Paracetamol điểm hình như: Nổi mẩn trên da, da xuất hiện các mụn nước đỏ, sưng và ngứa; lột da, bong da; khó thở, khó nói; cảm giác nặng ngực, cổ họng khó chịu; khò khè; sưng mặt, miệng, môi, họng.
Một số tác dụng phụ khác của thuốc có thể gặp phải như tăng nhịp tim, tổn thương gan thận, thay đổi huyết áp do sử dụng thuốc quá liều. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng thuốc hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Một số thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol
Khi sử dụng thuốc paracetamol cho trẻ cần lưu ý:
- Không được kết hợp thuốc paracetamol với bất kỳ loại thuốc nào khác như ibuprofen mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc để tránh ngộ độc.
- Ghi chú cẩn thận thời gian và liều dùng thuốc.
- Để thuốc ở xa ngoài tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Trường hợp nào phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay?
Trường hợp trẻ dùng paracetamol quá liều và xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa, buồn ngủ hoặc da vàng, mắt vàng… thì bạn cần gọi cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Cũng theo các chuyên gia y tế cho biết, paracetamol ít khi gây ra tác dụng phụ kéo dài, tuy nhiên trường hợp dùng quá liều thuốc có thể gây tử vong, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn biết thêm thông tin về thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.
Thông tin tham khảo.
Thuocviet.edu.vn tổng hợp.