Một trong những loại thuốc điều trị loét dạ dày hiệu quả đó là thuốc Sucralfate. Vậy cách sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây là hướng dẫn của các Dược sĩ về cách sử dụng thuốc Sucralfate.
- Bài thuốc dân gian chữa trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả
- Nhóm thuốc cung cấp men tiêu hóa đường ruột
- Enterogermina là thuốc gì và có tác dụng như thế nào?
Hiện nay nhiều người mắc phải bệnh đau dạ dày
Tác dụng của thuốc Sucralfat như thế nào?
Thuốc Sucralfate là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế hoạt động của thuốc đó là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và mật. Có tới 5% phần disacarid và dưới 0,02% nhôm được hấp thu vào cơ thể sau khi uống một liều sucralfate. Đặc biệt lưu ý khi sử dụng chung thuốc Sucralfat với các thuốc khác.
Phần lớn thuốc được đào thải ra phân, chỉ có một lượng nhỏ sulfat disacarid thải ra nước tiểu. Ở vị trí loét Sucralfate sẽ gắn lên trên đó nhiều hơn so với vị trí niêm mạc bình thường của dạ dầy và tá tràng. Sucralfate còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Sucralfat trong điều trị bệnh loét dạ dày
Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng, giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Liều dùng thông thường của thuốc Sucralfate cho người lớn để điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa loét do stress: Sử dụng 1g uống 6 lần một ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng quá 8g một ngày.
Liều dùng thông thường của thuốc Sucralfate cho người lớn để điều trị viêm loét dạ dày mạn tính: Sử dụng 1g uống 4 lần một ngày hoặc dùng 2g uống trong 4-8 tuần hoặc có thể trong 12 tuần nếu cần thiết. Liều duy trì 1 g để ngăn tình trạng tái phát. Liều tối đa là 8g một ngày.
Đối với trẻ em, quy định dùng thuốc Sucralfate như sau:
- Trẻ 1 tháng đến 2 tuổi, liều lượng dùng khoảng 250 mg uống 6 lần một ngày;
- Trẻ 2-12 tuổi, bạn cho trẻ dùng 500 mg uống 4-6 lần một ngày;
- Trẻ 12-18 tuổi, bạn cho trẻ dùng 1 g uống 4-6 lần một ngày.
Trong trường hợp sử dụng thuốc Sucralfate với các thuốc tân dược khác cần phải có ý kiến và sự giám sát của bác sĩ chuyên môn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc sucralfate cần biết
Khi sử dụng thuốc Sucralfat cần lưu ý những gì?
Khi sử dụng loại thuốc tân dược này, sẽ có những trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Một số triệu chứng có thể xảy ra đối với người bệnh đó là: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ hoặc buồn ngủ sẽ ít xảy ra hơn. Nói chung các tác dụng không mong muốn của thuốc ít gặp và cũng hiếm trường hợp phải ngưng thuốc, bên cạnh đó một số trường hợp sử dụng thuốc còn có thể bị táo bón nặng.
Trong trường hợp suy thận nặng nên tránh dùng, do nguy cơ thuốc làm tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, nhất là khi dùng dài ngày. Ở thời kỳ mang thai, chưa xác định được mức độ gây hại đến thai nhi nên khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Các Dược sĩ tư vấn thêm: có thể dùng các antacid cùng với Sucralfate trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau, nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của thuốc Sucralfat trên niêm mạc. Trong điều trị loét dạ dày tá tràng, thường phải kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc. Vì vậy người bệnh cũng cần chú ý đến thời điểm uống thuốc để tránh những tương tác bất lợi giữa các thuốc gây ra.
Nguồn: thuocviet.edu.vn