Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ tư vấn thuốc >> Dược sĩ tư vấn thuốc trị chứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả

Dược sĩ tư vấn thuốc trị chứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
20 Tháng Sáu, 2016 Dược sĩ tư vấn thuốc 1,087 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân có thể có của chứng khó tiêu. Một số có liên quan đến lối sống và những gì đang ăn uống. Khó tiêu hóa cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện khác tiêu hóa.

dau-da-day

Triệu chứng thường gặp chứng đầy hơi khó tiêu

  • Sớm cảm thấy ăn đủ. Không ăn nhiều trong bữa ăn, nhưng đã cảm thấy đầy đủ và có thể không có khả năng ăn tiếp.
  • Khó chịu sau khi ăn. Căng bụng kéo dài hơn.
  • Đau ở vùng bụng trên. Cảm thấy đau nhẹ đến đau nặng ở khu vực giữa phía dưới xương ức và rốn.
  • Nóng trong bụng trên. Cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác nóng rát giữa xương ức và rốn.
  • Triệu chứng ít thường xuyên có thể đến cùng với chứng khó tiêu, bao gồm:
  • Buồn nôn. Cảm thấy như muốn nôn mửa.
  • Đầy hơi. Dạ dày cảm thấy bị căng và khó chịu.
  1. Domperidol:

Một số biệt dược: Motilium-M, Domridon …

Các chỉ định: đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, liệt ruột do tiểu đường, các rối loạn tiêu hóa.

Chống chỉ định: đang xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, thủng ruột, khối u tuyến yên tiết prolactin.

  1. Simethicone:

Chỉ định: Đầy hơi, cảm giác căng vùng thượng vị, trướng bụng, nặng bụng sau ăn; chuẩn bị chụp X-quang bụng, nội soi dạ dày.

Không dùng khi mẫn cảm với Simethicone.

Một số chế phẩm: Air-X, Pepfiz, Pepsan, Neopeptin …

  1. Natribicarbonat (NaHCO3):

Chỉ định: Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua; nhiễm toan chuyển hóa: dùng đường truyền tĩnh mạch

Chống chỉ định:

  • Dạng uống: viêm loét đại, trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng tắc, bán tắc ruột, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
  •  Dạng dung dịch truyền: nhiễm kiềm hô hấp, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm thông khí, tăng natri máu, suy tim, tăng huyết áp, sản giật …

Các chế phẩm uống dạng viên hoặc bột sủi: Normogastrin, Eno, Orthogastrin, Alka-seltzer…

  1. Diphenhydramin:

Một số biệt dược: Nautamin …

Chỉ định: Say tàu xe, nôn hậu phẫu, rối loạn tiền đình, bệnh Ménière.

Theo các thầy thuốc Việt Nam không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, có thai, đang cho con bú.

Một số thuốc cùng nhóm:

  • Dimenhydrat: biệt dược Dramamine.
  •  Meclizin: biệt dược Antivert.
  1. Metoclopramid:

Một số biệt dược: Primperan …

Chỉ định: buồn nôn, nôn, liệt dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Không dùng khi xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, sau phẫu thuật. Thận trọng ở người tổn thương thận, bệnh gan, trầm cảm, người đang vận hành máy móc.

  1. Pancrelipsase:

Thuốc chứa lipase, amylase và protease có tác dụng bổ sung các men giúp tiêu hóa lipid và protic tốt hơn.

Chế phẩm: Pancrease, Ultrase, Creon, Cotazym, Amitase, Hanamax …

khoi-tieu

  1. Scopolamin:

Một số biệt dược: Kimite …

Chỉ định chính là dự phòng say tàu xe. Dán 1 miếng ở vùng sau tai, ít nhất 1 giờ trước khi lên xe, thuốc tân dược có tác dụng trong thời gian 3 ngày.

Không dùng cho người nhạy cảm với Scopolamin, tăng nhãn áp, có thai, trẻ dưới 8 tuổi. Thận trọng với người già, hẹp môn vị, u xơ tuyến tiền liệt, suy chức năng gan thận.

Xem thêm : Men tiêu hóa Smecta ; Men tiêu hóa Enterogermina

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ chia sẽ cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa …