Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Ngải diệp vị thuốc thần dược cho chị em

Ngải diệp vị thuốc thần dược cho chị em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
22 Tháng Bảy, 2016 Thuốc đông Y 960 Lượt xem

Ngải diệp hay được gọi là “ngải cứu” được trồng ở rất nhiều nơi. Ngải diệp Không chỉ dùng làm rau ăn, mà nó còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh cho chị em phụ nữ.

ngai-cuu-mot-vi-thuoc-dong-y

Theo Y học cổ truyền, “ngải diệp có vị đắng, tính ấm, và không độc.hay dùng Chữa chứng ngoại cảm gió lạnh, ấm dạ dày, gân cơ đau mỏi, thông được khí lạnh ở gan,giúp điều hòa huyết mạch, chữa cho những phụ nữ băng trung đới hạ, ấm tử cung, dễ thụ thai, giúp cho người nhẹ nhàng, thông huyết ứ đọng, kinh nguyệt bế tắc, giải được uế khí, tiêu tà khí ứ trệ”. Dưới đây là một số món ăn thuốc dân gian từ ngải diệp.

Chữa phụ nữ lúc có thai ra huyết:

  • Ngải diệp tươi 20g, thái nhỏ hấp cới trứng gà ăn 1 đến 2 lần/ ngày
  • Chữa bệnh hiếm muộn “tử cung lạnh”: Biểu hiện phụ nữ chậm con đó là: người hư nhược thấp trệ, đầy bụng thường ăn kém, lãnh cảm do tỳ thận hư hàn. Ngải diệp tươi nấu cùng cật heo làm sạch bỏ gân trắng thêm gừng, hành gia vị hầm ăn 2 lần/ tuần.
  • Chữa chứng phụ nữ sau khi sinh sản dịch lâu ngày không sạch: lá ngải hầm gà hoặc cá chép ăn 2 lần/ tuần
  • Chữa chứng đới hạ (nữ giới ra nhiều khí hư, chất nhờn): ngải diệp, gà ác, gia vị vừa đủ  sau đó hầm ăn.
  • Chữa phụ nữ sau sinh bụng lớn (phụ nữ sau sinh thường thấp trệ huyết ứ bụng lớn, nhiều mỡ, ăn ít mệt mỏi): lá ngải, cá chép, hành, tỏi, gia vị dùng hấp ăn.

Chữa rong kinh băng huyết: ngải cứu chưng huyết heo hoặc gan heo để ăn.

  • Chữa mặt bị nổi mụn nước lở ngứa sưng phù chảy nước vàng, miệng lở: Dùng lá ngải tươi, dấm thanh (dấm gạo) nấu lấy nước cốt bôi ngày vài lần,sử dụng đều đặn dần khỏi.
  • Chữa chứng tâm quý (gặp lạnh tâm hồi hộp không yên, tức ngực khó thở “tâm dương hư”): lá ngải 1 nắm vắt lấy nước cốt để uống hoặc lá ngải tiềm tim heo để ăn.
  • Chữa phong sang ngứa gãi da bóc vảy (vảy nến): lá ngải tươi giã vắt lấy nước cốt, pha cùng rượu bôi hoặc ngâm rượu bôi nhiều lần.
  • Chữa chứng tiết tả (đại tiện lỏng) mạn: lá ngải khô 20g, gừng khô 12g sắc nước uống ấm 2 lần/ngày
  • Chữa lở ngứa, mụn nhọt chảy nước vàng: lá ngải sắc nước uống nhiều ngày rất hiệu quả.
  • Chữa phong thấp nhức mỏi: thường đau mỏi vai lưng, người nặng nề, dùng lá ngải, chân dê, gia vị vừa đủ hầm lên ăn.
  • Chữa chứng hay bị cảm lạnh: lá ngải, thịt gà mái, gừng, hành gia vị vừa đủ hầm ăn 2 lần/ tuần

173502_ngai-cuu-2

Chú ý: lá ngải có vị ấm, thấm thấp, không dùng nhiều với người âm hư, nội nhiệt. Phụ nữ có thai người nóng nhiệt, táo bón không nên dùng hoặc dùng ít.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …