Hầu như ai cũng từng trải qua một lần đau nhức răng. Đã nói đến đau thì đau gì cũng khó chịu nhưng khi phải trải qua cơn đau răng thì lúc nào người đau cũng có cảm giác rằng giá mà đổi lấy đau cái khác chắc còn sướng hơn.
- Cây rau má lá rau muống – Vị thuốc thanh nhiệt giải độc
- Cây thuốc nàng nàng và tác dụng chữa bệnh của cây thuốc quý này
- Hà thủ ô đỏ: Vị thuốc bổ máu tuyệt vời cho sức khỏe
Bài thuốc của bà cực kỳ đơn giản, đó là lá lốt.
Bác Sĩ đông y đang giảng dạy tại Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ tinh dầu có trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và giảm đau rất tốt. Vì vậy, mỗi ngày bạn thực hiện theo hướng dẫn khoảng 2 – 3 lần thì sẽ thấy giảm đau ngay, duy trì thêm vài ngày sẽ hết hẳn hoàn toàn.
Việc sử dụng lá lốt điều trị đau răng là phương pháp dân gian thường dùng. Nhưng không chỉ vậy, lá lốt còn có tác dụng phá vỡ mủ ở các bọng chân răng do tình trạng viêm nha chu. Đây là phát hiện riêng của mình – trong một lần mình chia sẻ cho ba một người bạn bị viêm nha chu. Đây là bài thuốc đơn giản nhưng rất hiệu quả và mình nghĩ ai cũng có thể áp dụng.
Tuy các phương pháp dân gian này an toàn nhưng cũng còn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và hư hại của răng, nướu. Điều quan trọng là chúng ta cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, vệ sinh đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ để có thể kịp thời can thiệp trong trường hợp cần thiết (đôi khi phải nhổ răng).
Ngày nay, việc chăm sóc răng miệng đã được quan tâm nhiều hôn nên trẻ con cũng ít bị đau răng như hồi xưa, dân gian gọi nôm na là rơi vào trạng thái “ngậm kẹo mà mặt rất buồn” (ý nói bị sưng má vì đau răng).
Ngày nay, mặc dù thuốc giảm đau có nhiều nhưng nó cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, nhiều người tìm về các bài thuốc dân gian lành tính, ít tác dụng phụ hoặc không có tác dụng phụ, trong đó có bài thuốc điều đau răng bằng lá lốt.
Các phương pháp khác giúp giảm đau răng
Ngoài lá lốt thì nhiều vị thuốc khác ở quê cũng giúp giảm đau răng, các bạn tham khảo các bài thuốc sau do các Thầy Thuốc Việt sưu tầm như sau :
Đinh hương: lấy 1 – 3 nụ, giã nát ra, thêm tí nước vào cho sệt sệt, sau đó đắp vào chân răng đau nhức, khi hết đau thì nhả ra (nụ đinh hương rất the và tê – là vị thuốc được dùng để chiết xuất thuốc tê).
Bông nhức răng: hái một bông nhức răng, bóp nát ra, nhét vào chân răng bị sâu. Sau một lát, chân răng sẽ giảm đau nhức và bạn có thể nhả ra (bông nhức răng – cúc áo hoa vàng có vị cay tê, giúp giảm đau rất tốt mà lại an toàn).
Nhìn chung, đây chỉ là các phương pháp giúp giảm đau tạm thời. Để điều trị nhức răng tận gốc, bạn cần xem xét nguyên nhân gây nhức răng. Trong một số trường hợp, đôi khi bắt buộc phải lấy tủy răng và trám răng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì sau khi lấy tủy, răng lại càng nhức buốt khó chịu hơn. Vì vậy, cách tốt nhất để hết đau là nhổ răng (nhưng nhổ thì cấu trúc cả hàm răng sẽ bị ảnh hưởng vì hàm bị mất răng, lỏng lẻo).
Vì vậy, nói nôm na là “cứu được đến đâu hay đến đó” và với những phần răng còn nguyên thì cố gắng chăm sóc cho răng thật tốt.
Với kem đánh răng, bạn nên chọn loại có thành phần thảo mộc, hạn chế sử dụng các loại có chất tẩy trắng (mặc dù răng trắng nhưng sẽ mất lớp bảo vệ bên ngoài, dễ bị sâu và mảng bám).
Đối với chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên hạn chế ngậm các loại có vị chua vì chúng dễ gây mòn răng. Ví dụ, nếu bạn ăn cóc, xoài chua, dâu tây… thì sau khi ăn xong, bạn nên xúc miệng bằng nước lã cho trôi hết các axit tự nhiên có trong trái cây (để tránh mòn răng).
Đối với bàn chải đánh răng, bạn nên chọn loại tốt, lông mềm để tránh ảnh hưởng đến chân răng. Chúc bạn có một hàm răng trắng sáng và nụ cười tươi tắn nha!