Tía tô là một loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam, không chỉ dùng làm rau thơm mà tía tô còn có nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích.
- Công dụng trị bệnh của củ cải trắng trong y học cổ truyền
- Thầy thuốc tư vấn món ăn bài thuốc trị cảm cúm mùa đông xuân
- Công dụng chữa bệnh của cây rau dền trong y học cổ truyền
Thầy thuốc chia sẻ 5 công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây tía tô
Đặc điểm của cây tía tô
Theo kiến thức y dược, tía tô còn có tên gọi khác là: tử tô, tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ hoa môi (Lamiaceae). Các bộ phận của cây tía tô có thể dùng làm thuốc là: lá tía tô, hạt tía tô, cành tía tô.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ôn, vào kinh phế, tỳ, lá tía tô có công dụng tán hàn, giải biểu, lý khí hòa doanh, an thai, được sử dụng để trị cảm mạo phong hàn, viêm khí phế quản, hen suyễn, sốt nóng sốt rét, đầy tức vùng ngực bụng, ho nhiều đờm; phụ nữ có thai đau bụng doạ sẩy.
Hạt tía tô còn được gọi với tên là tô tử (Semen Perillae), theo y học cổ truyền, hạt tía tô có vị cay, tính ôn; vào kinh Phế; có tác dụng hạ khí, trừ đờm, giảm ho. Trong hạt có dầu gồm các acid béo chưa no, có hoạt tính chống oxy hoá. Liều dùng: 6 – 12g/ngày. Cành tía tô còn gọi tô ngạnh (Caulis Perillae) có tác dụng lý khí.
Các công dụng chữa bệnh của cây tía tô:
Tía tô có tác dụng gì, đó là thắc mắc của nhiều người. Với rất nhiều công dụng chữa bệnh, tía tô được sử dụng trong nhiều món ăn, bài thuốc đông y. Sau đây là một số bài thuốc đông y chữa bệnh từ tía tô.
- Tán hàn, giải biểu:
Tía tô có công dụng điều trị chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, vùng ngực đầy trướng. Trường hợp này bạn có thể áp dụng bài Hương tô thang: tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống.
- Trừ đờm, dịu ho: Áp dụng một số bài thuốc sau.
Bài 1: các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Các vị tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Bài thuốc này để chữa ho, trừ đờm.
Bài 2: các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, pháp bán hạ 12g. Sắc uống. Bài thuốc đông y này có công dụng trị ngoại cảm phong hàn, trong có đờm trệ, ho có đờm.
Tía tô có tác dụng gì
- Lý khí, an thai:
Dùng khi đau trướng ngực; bụng, lưng, sườn đau; thai động không yên, các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: xuyên khung 8g, bạch thược 12g, tía tô 8g, đương quy 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống.
- Kiện vị, cầm nôn:
Bài 1 – Tía tô phân khí, các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, tía tô 8g, ngũ vị tử 4g, chích thảo 4g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Các vị sắc lấy nước, thêm ít muối, uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn oẹ, không ăn được mà thiên về hàn.
Bài 2: tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Cách làm như sau: các vị thuốc trên đem hãm với nước sôi để uống. Bài thuốc này có thể dùng tốt cho phụ nữ có thai hồi hộp không yên.
- Giải độc với thức ăn là cua cá:
Cách làm như sau: lấy 12g tươi hay khô, sắc uống.
- Chữa sốt xuất huyết:
Cách làm như sau: lấy các vị thuốc tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống. Bài thuốc này áp dụng trong việc phòng và chữa sốt xuất huyết rất hiệu quả.
Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tía tô, bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.
Nguồn: thuocviet.edu.vn tổng hợp.