Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết

Thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
3 Tháng Một, 2020 Thuốc đông Y 116 Lượt xem

Quả bồ kết có rất nhiều công dụng hữu ích như điều trị các bệnh lý da đầu, ngăn ngừa rụng tóc, điều trị viêm nhiễm đường hô hấp… Sau đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết.

Thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết

Thầy thuốc tư vấn một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết

Tìm hiểu về cây bồ kết

Bồ kết là một loại cây thân gỗ có chiều cao khoảng 5 – 10m, cây có nhiều gai cứng, to và nhiều nhánh; lá kéo lông chim 2 lần, mỗi lá có 3 – 4 cặp lá chét. Lá mọc so le, phiến lá chét có lông ở mặt trên và mép có răng cưa. Hoa của cây bồ kết có màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn hoặc nách lá. Quả bồ kết dài, hơi cong như hình lưỡi liềm, bên trong chứa nhiều hạt.

Quả bồ kết được thu hái vào khoảng tháng 10 – 11 khi quả có màu xanh lục hoặc hơi vàng, sau khi thu hái đem phơi khô rồi buộc lại thành từng bó và treo lên giàn bếp đến khi quả có màu đen bóng, cứng, giòn. Quả bồ kết được xem là một loại dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y với nhiều công dụng trị bệnh.

Công dụng của quả bồ kết là gì?

Quả bồ kết có rất nhiều công dụng hữu ích như:

Giúp duy trì mái tóc chắc khỏe: Thành phần chính trong quả bồ kết là saponaretin và flavonoizit có công dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, phục hồi nang tóc và giảm số lượng tóc gãy rụng. Bồ kết còn có chứa protein, canxi và một số nguyên tố vi lượng cần thiết giúp cho tóc óng ả, mượt mà…

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu: Các thầy thuốc cho biết, nước sắc từ quả và gai cây bồ kết có tác dụng ức chế một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh ngoài da, giúp điều trị một số bệnh lý da liễu như viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu,…

Ngăn ngừa rụng tóc: Hợp chất chống oxy hóa flavonoid trong quả bồ kết có tác dụng phục hồi các nang tóc bị thoái hóa, từ đó kích thích sợi tóc mới phát triển và hạn chế tối đa số lượng tóc rụng.

Hỗ trợ điều trị mụn nhọt ngoài da: Với tác dụng ức chế nấm và tụ cầu vàng, bồ kết còn được sử dụng để điều trị mụn nhọt ngoài da.

Điều trị viêm nhiễm hô hấp: Các thầy thuốc cho biết, quả bồ kết còn có tác dụng điều trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng và viêm amidan do virus hoặc vi khuẩn.

Công dụng của quả bồ kết

Công dụng của quả bồ kết

Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, theo y học cổ truyền, quả bồ kết có tác dụng thông khiếu sắt, hắt hơi, sát khuẩn, tiêu thũng, khử đờm, quả bồ kết được sử dụng trong một số bài thuốc trị bệnh sau đây:

Bài 1: Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, thở khò khè:

Cách làm: quả bồ kết 1g, quế chi 1g, sinh khương 1g, cam thảo 2g, đại táo 4g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.

Bài 2: Chữa trúng phong, cấm khẩu, hôn mê bất tỉnh:

Cách làm: Lấy quả bồ kết 40g, giun đất 40g, lông nhím 20g, đốt thành than. Mỗi lần uống 4 – 8g với nước ấm, ngày hai lần. Kết hợp lấy quả bồ kết và lá bạc hà (lượng bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, thổi vào mũi để gây hắt hơi làm bệnh nhân tỉnh lại.

Bài 3: Chữa viêm xoang, ngạt mũi, khó thở:

Cách làm: Lấy một quả bồ kết, đốt cháy lấy khói xông vào hai lỗ mũi. Ngày làm vài lần mang lại hiệu quả rất tốt.

Bài 4: Chữa đau nhức răng, sâu răng:

Cách làm: lấy quả bồ kết để sống hoặc đốt tồn tính, tán nhỏ, đắp vào chân răng, khi nước bọt chảy ra thì nhổ đi, không được nuốt.

Hoặc bạn cũng có thể lấy một quả bồ kết để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2 – 3 ngày. Muốn có thuốc dùng ngay thì bạn có thể đun dung dịch nhỏ lửa trong vài phút. Khi dùng, nhấp ít một dung dịch ngâm trên, ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.

Trên đây là công dụng của quả bồ kết và một số bài thuốc Y học cổ truyền từ quả bồ kết.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …