Danh mục
Trang chủ >> Thuốc đông Y >> Thầy thuốc YHCT tư vấn bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

Thầy thuốc YHCT tư vấn bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
31 Tháng Mười Hai, 2019 Thuốc đông Y 99 Lượt xem

Chứng tâm thần không yên khiến người bệnh có biểu hiện nhút nhát, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên… Để điều trị chứng bệnh này có thể áp dụng những bài thuốc Đông Y sau đây.

Thầy thuốc YHCT tư vấn bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

Thầy thuốc YHCT tư vấn bài thuốc trị chứng tâm thần không yên

Người bị chứng tâm thần không yên có những triệu chứng gì?

Theo Đông Y, chứng tâm thần không yên thuộc chứng “tâm kinh”, bệnh hay gặp ở cả người lớn và trẻ em. Các triệu chứng thường gặp là: người bệnh nhút nhát sợ hãi, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủ hay giật mình, vui buồn thất thường.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra chứng tâm thần không yên chủ yếu là do kinh sợ quá mà thần chí không yên, tâm thần dao động, hồi hộp. Sợ quá thì dẫn đến tổn thương thận, thận hư yếu không giao thông được với tâm khiến cho tâm hồi hộp không yên…

Để điều trị chứng tâm thần không yên, trong Đông Y có một số bài thuốc như sau:

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” mà ít ngủ hay mê:

Trường hợp này chúng ta dùng bài thuốc Đông Y An thần đinh chí hoàn gia giảm:

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có các vị thuốc sau: thạch xương bồ 10g, viễn chí 10g, nhân sâm 12g, phục linh 14g, phục thần 14g, long xỉ 14g, đơn sâm 14g. Cách dùng: Tán nhỏ làm hoàn, hoặc sắc uống. Bài thuốc này có tác dụng trấn kinh an thần…

Gia giảm: Nếu bệnh nhân tâm hay hồi hộp khó ngủ, gia táo nhân 12g, bá tử nhân 14g để trấn kinh an thần. Trường hợp bệnh nhân hồi hộp nặng, trị tim hồi hộp khó ngủ, ngủ hay mơ, cơ thể suy nhược, tâm thần không yên ít ngủ hay mê, nặng ngực do đàm ứ trong, gia bán hạ 8g, trần bì 10g, trúc nhự 12g. Nếu tay chân lạnh tâm dương hư, gia hoàng kỳ 16g. Nếu người gầy nóng do tâm âm hư, gia huyền sâm 12g.

Những trường hợp sau không sử dụng bài thuốc này: người mắc chứng tâm hỏa, tâm âm hư nóng bứt rứt khó ngủ.

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” hồi hộp ngủ không yên:

Theo Thuốc Việt, Trường hợp này có thể áp dụng bài thuốc Trân châu mẫu hoàn:

Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: thục địa 30g, nhân sâm 12g, chân châu 12g, đương quy 20g, ngưu giác 16g, trầm hương 12g, táo nhân 16g, bá tử nhân 20g, long cốt 20g, ngưu tất 14g.

Cách thực hiện như sau: nghiền nhỏ trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô lấy thần sa làm áo, mỗi lần dùng 40-50 viên uống với nước kim ngân, bạc hà làm thang uống. Bài thuốc này có công dụng: Tư dưỡng âm huyết, tiềm dương, an thần… Trị tâm can âm huyết đều hư, đêm ngủ không yên, hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, thần trí không yên.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, bạch thược 14g, đơn bì 16g…. Nếu huyết ứ, gia đào nhân 12g.  Nếu khó ngủ, gia táo nhân 12g. Không chỉ định: người tâm can huyết không hư không dùng.

Vị thuốc thục địa

Vị thuốc thục địa

Chứng tâm thần không yên “tâm kinh” tim đập nhanh tăng huyết áp:

Trường hợp này bệnh nhân có thể dùng bài thuốc Sài hồ long cốt mẫu lệ thang gia giảm:

Các vị thuốc cần chuẩn bị gồm có: quế chi 12g, nhân sâm 12g, sài hồ 12g, bán hạ 8g, phục linh 14g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, cam thảo 4g, đại táo12g, đại hoàng 6g, hoàng cầm 12g, sinh khương 12g.

Cách dùng như sau: Những vị thuốc như trên đem sắc uống. Bài thuốc này có công dụng: Ôn thông tâm dương, tiềm trấn, an thần… Trị tim đập mạnh, bồn chồn, mất ngủ, tăng huyết áp, trẻ em giật mình khóc đêm, tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ… Bên cạnh đó bài thuốc này còn có công dụng chữa cảm mạo, viêm phổi, viêm túi mật, dạ dày, chứng mày đay, suyễn, tràng nhạc, viêm thận cấp tính, hư thận.

Gia giảm: Nếu người âm hư nội nhiệt, gia sinh địa 20g, đơn bì 16g… Nếu huyết ứ, gia đương quy 14g, đào nhân 12g. Nếu bụng đầy, gia trần bì 12g, chỉ xác 10g… Nếu lạnh, gia quế chi 12g. Không dùng bài thuốc này cho các trường hợp: người mắc chứng tâm hỏa, nội nhiệt bứt rứt khó ngủ.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.

Thuocviet.edu.vn tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Các tác dụng đông y cơ bản của phèn chua

Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat kali nhôm (kali alum). Phèn …