Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y dược >> Tìm hiểu về công dụng cây sương sâm

Tìm hiểu về công dụng cây sương sâm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
25 Tháng Ba, 2023 Tin Tức Y dược 72 Lượt xem

Mọi người thường dùng lá cây sương sâm để nấu thành món giải khát tuy nhiên lá sương sâm còn có nhiều công dụng rất tốt dành cho sức khỏe. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu các công dụng mà loại lá cây này mang lại qua bài viết sau đây.

Cây sương sâm

1. Đặc điểm thực vật cây sương sâm

Cây sương sâm với tên khoa học là Tiliacora triandra thuộc vào họ Menispermaceae. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như cây sâm sâm, cây dây xanh leo hay cây xanh tam.Theo Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Cây sương sâm thuộc loại thân leo, thân phân thành nhiều nhánh. Thân mọc bò sát đất hoặc leo bám vào cây khác hay leo men theo bờ bờ tường. Thân cây sương sâm dài trung bình từ 3 đến 5m hoặc có thể lên đến 10m khi cây trưởng thành. Rễ sương sâm là rễ cọc, rễ mọc ăn sâu xuống đất.

Lá cây sương sâm có phiến lá hình trái tim, trên bề mặt lá có phủ lớp lông mềm. Hoa sương sâm có màu vàng, mọc theo chùm. Quả sương sâm có hình trái xoăn, quả có chiều dài từ 10 đến 12mm. Ở nước ta, cây sương sâm được chia làm 2 loại chính là cây sương sâm lá có long và cây sương sâm lá trơn. Với cây sương sâm lá lông phần lá cây có màu xanh nhạt, mặt dưới lá được phủ một lớp lông mịn. Hoa mọc ở cách nách thân, quả khi chín sẽ có màu vàng. Ngược lại, cây sương sâm lá trơn sẽ có lớp gai nhọn và lông mịn bao ngoài thân cây. Khi quả chín có màu tím như màu quả nho.

Có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây sương sâm tuy nhiên lá sương sâm là phần được sử dụng nhiều nhất, lá sương sâm được thu hoạch quanh năm, rửa sạch sau đó đem phơi khô và dùng dần. Trong quá trình bảo quản, tránh để lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và để xa nơi ẩm thấp.

2. Công dụng lá cây sương sâm

Chế biến thành thạch sương sâm

Theo tin tức y dược thạch sương sâm là món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát được nhiều người ưa thích. Thạch sương sâm có màu xanh bắt mắt và mùi thơm đặc trưng của lá.

Cách chế biến thạch sương sâm:

  • Rửa sạch lá sương sâm, để ráo và cắt nhỏ
  • Cho lá cùng hỗn hợp nước ấm – đường – một ít muối sau đó xay nhuyễn. Tiến hành lọc và loại bỏ bã, hớt bỏ đi phần bọt trắng.
  • Đổ phần dịch lọc vào khuôn, để từ 2 – 3 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh là có thể dùng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: lá cây sương sâm làm giảm đường huyết và giảm sự phóng thích glucose từ gan ngoài ra còn giúp kích thích cơ thể sản xuất insulin.
  • Ngăn ngừa ung thư: flavonoid là hoạt chất được tìm thấy trong lá sương sâm với hàm lượng cao, hoạt chất này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra còn có công dụng chống lại các quá trình oxy hóa và tăng cường hấp thu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chữa tiểu bí và tiểu khó: lá sương sâm rất tốt cho hệ bài tiết đặc biệt là chức năng thận.  Khi dùng thạch hoặc nước nấu từ lá sương sâm mỗi ngày có thể giúp cải thiện được tình trạng tiểu bí và tiểu khó.

Cách tiến hành:

  • Dùng từ 50 đến 60 gam lá sương sâm tươi, đem rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Vò hoặc giã đến nát
  • Đun cùng nước đến sôi sau đó để nguội và vắt lấy nước uống.
  • Giúp hạ sốt: lá sương sâm có công dụng làm hạ sốt hiệu quả đối với trẻ nhỏ và cả người lớn tuổi.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout.
  • Làm giảm tình trạng táo bón và khó tiêu.
  • Tạo màu xanh tự nhiên, đẹp mắt, an toàn cho món ăn.
  • Hỗ trợ điều trị thủy đậu.

3. Những điều cần lưu ý khi dùng lá sương sâm

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Tuy lá sương sâm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không nên dùng quá nhiều thạch sương sâm vì có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Người lớn không nên dùng quá 2 ly thạch sương sâm trong một ngày, đối với trẻ em không dùng quá ½ ly trong ngày.
  • Nên ưu tiên sử dụng lá sương sâm ở dạng lá tươi thay vì lá khô hay các dạng bột chế biến sẵn để có được hàm lượng các dược chất là nhiều nhất.
  • Phụ nữ mang thai có thể dùng thạch sương sâm trong thai kì để làm giảm tình trạng táo bón nhưng cần sử dụng với mức hợp lý, vừa phải và nên tham khảo ý kiến, có sự tư vấn từ bác sĩ.

Dùng quá nhiều thạch sương sâm có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy

Bài viết đã tổng hợp các thông tin về cây sương sâm, công dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng lá sương sâm. Hy vọng rằng những thông tin chia sẽ bên trên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích để giúp các bạn có thể tham khảo và yên tâm áp dụng lá sương sâm trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN

Có thể bạn quan tâm

Những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh

Sỏi thận là căn bệnh dễ xuất hiện nhưng cũng dễ phòng ngừa. Nếu biết …