Danh mục
Trang chủ >> Thuốc Tân dược >> Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau >> Tìm hiểu về thuốc giảm đau Hapacol

Tìm hiểu về thuốc giảm đau Hapacol

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
12 Tháng Mười, 2018 Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau, Thuốc Tân dược 262 Lượt xem

Thuốc Hapacol là thuốc giảm đau và hạ sốt được dùng trong nhiều trường hợp, vậy thuốc có hàm lượng gì và cách dùng thuốc ra sao cho hiệu quả?

Tìm hiểu về thuốc giảm đau Hapacol

Tìm hiểu về thuốc giảm đau Hapacol

Hapacol là thuốc gì?

Hapacol (acetaminophen) thuốc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu được sử dụng để điều trị các bệnh đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp.

Thuốc Hapacol hoạt động bằng cách tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường và giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Liều dùng thuốc Hapacol

Bạn nên dùng thuốc cách mỗi 5−6 giờ thì uống một lần;

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: nên uống 1 viên/lần, không nên uống quá 6 viên/ngày.

Cách dùng thuốc Hapacol hiệu quả

Dược sĩ tư vấn cho hay, Hapacol có cá loại khác nhau và mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng riêng.

Thuốc siro Hapacol

Trước khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc làm đúng theo chỉ định của Bác sĩ, bạn không nên tự ý uống thuốc vượt qua mức khuyến cáo.

Với người lớn số lượng uống tối đa là 1000mg mỗi liều và 4 g (4000 mg) mỗi ngày. Khi sử dụng Hapacol thường xuyên có thể gây tổn thương gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Nếu bạn là người phải uống đồ có cồn trong ngày do công việc, hãy nói chuyện với Bác sĩ điều trị trước khi sử dụng Hapacol và không bao giờ dùng quá 2 g (2000 mg) mỗi ngày.

Với trẻ em hãy dùng thuốc Hapacol cho trẻ em và luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn thuốc. Với trẻ dưới 2 tuổi cần hỏi ý kiến Bác sĩ/ Dược sĩ trước khi dùng.

Bạn nên đong thuốc Hapacol bằng muỗng hoặc ly đo. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, hãy ghé mua ở các nhà thuốc.

Trước khi uống siro Hapacol cần lắc đều trước khi dùng.

Thuốc viên nhai Hapacol

Với viên nhai Hapacol cần phải được nhai kỹ trước khi nuốt. Khi cầm thuốc hãy chắc chắn rằng tay bạn khô ráo. Bạn có thể đặt viên thuốc trên lưỡi và chờ thuốc tan từ từ chứ đừng nhai nát hay nuốt trọn cả viên thuốc, hãy để thuốc hòa tan hoàn toàn trong miệng rồi hãy nuốt.

Thuốc nhét hậu môn Hapacol

Thuốc Hapacol nhét hậu môn tuyệt đối không nên uống bằng đường miệng bởi đâu là thuốc đặt trực tràng. Hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chèn viên thuốc vào bạn nhé.

Bạn nên cố gắng để trống đại tràng và bàng quang ngay trước khi dùng thuốc.

Chống chỉ định

Với thuốc Hapacol được chống chỉ định với những người sau:

  • Người quá mẫn cảm với Paracetamol;
  • Người bệnh thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận;
  • Các trường hợp khác như cơ thể thiếu hụt glucose−6−phosphat dehydrogenase;
  • Người bị suy chức năng gan.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

Lưu ý không nên cầm thuốc Hapacol quá lâu vì nó sẽ bị tan ra trong tay bạn. Tốt nhất bạn nên nằm xuống và chèn mũi viên thuốc từ từ vào cửa hậu môn, giữ viên thuốc bên trong khoảng vài phút trước khi rút tay ra, viên thuốc sẽ tan chảy nhanh chóng sau khi chèn vào và bạn sẽ không cảm thấy khó chịu sau khi đặt thuốc vào hậu môn.

Tránh đi vệ sinh ngay sau khi chèn thuốc.

Khi bạn đang sử dụng Hapacol, xét nghiệm lượng đường trong xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu có thể cho ra các kết quả không chính xác. Bạn hãy trình bày với bác sĩ trước nếu bạn bị tiểu đường và bạn nhận thấy sự thay đổi về lượng đường trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ của Hapacol

Với bất kỳ loại thuốc tân dược nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, vì thế cần ngừng thuốc và hãy báo cho Bác sĩ ngay khi bạn dùng Hapacol gặp phải những triệu chứng sau:

  • Đỏ, bong tróc hoặc phồng rộp da;
  • Phát ban;
  • nổi mề đay;
  • Ngứa;
  • Sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân;
  • Khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt.

        Nguồn: thuocviet.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng thuốc Topamax hiệu quả

Topamax là một thuốc chứa topiramate dùng để điều trị động kinh. Những tác động …