Tỳ giải là một trong những vị thuốc Y học cổ truyền được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Với tác dụng lợi thủy thẩm thấp, được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh trong đó có chứng phong thấp gây đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt hoặc tiểu tiện không thông,…
Qua bài viết sau hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của vị thuốc Tỳ giải nhé!
- Cách phòng ngừa chuột rút ở chân và điều trị tại nhà
- Vai trò của thuốc an thần gây ngủ và những lưu ý khi sử dụng
- Cây ngải cứu – Thần dược với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Cây Tỳ giải
Thông tin chung
- Tên khác: Bì giải, Phấn tỳ giải, Xuyên tỳ giải, Tất giã, Bạt kế, Củ Kim cang,..
- Tên khoa học: Dioscorea tokoro Makino
- Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae)
Mô tả:
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tỳ giải thuộc loại cây leo, sống lâu năm, phần rễ phình to thành củ, bên ngoài phần củ có màu vàng nâu, bên trong trắng vàng, khá cứng và có vị đắng. Thân nhỏ. Lá mọc so le, hình tim, cuống dài, đầu nhọn, có 7-11 gân lớn. Lá kèm của cây biến thành dạng tua cuốn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu xanh lục nhạt. Quả nhỏ, có dìa như cánh. Cây ra hoa vào mùa thu và hạ.
Bộ phận dùng:Thân rễ (củ). Củ to, vỏ có màu trắng ngà, phần ruột bên trong có màu trắng nhiều chất bột, không không bị mốc mọt, không vụn nát.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Hiện nay Tỳ giải chưa có ở Việt Nam, tuy nhiên một số cây được khai thác dưới tên tỳ giải như cây thuộc họ Hành (Alliaceae) và họ Củ nâu (Dioscoreaceae) nhưng vẫn chưa xác định được tên khoa học, sau khi khai thác các loại cây trên được dùng trong nước và xuất khẩu. Cây mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,… là những tỉnh ở Trung Quốc giáp với khu vực miển Bắc nước ta.
Tỳ giải có thể được khai thác quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông.
Cách bào chế:
Đào lấy phần củ (thân rễ), rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng rồi phơi khô. Theo Trung Y: Bỏ hết rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, dùng sống. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm với nước vo gạo một đêm, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng rồi phơi khô (thường dùng).
Thành phần hoá học: Saponosid (Dioxin và Dioscorea sapotoxin).
Theo Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị đắng, tính bình.
- Quy kinh: Quy vào kinh can, vị.
- Tác dụng: Trừ phong thấp, thấp nhiệt, giải độc, lợi niệu. Liều dùng: 12-40gr
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, Thận hư không nên dùng.
Vị thuốc Tỳ giải
4. Một số ứng dụng lâm sàng:
Trị ung nhọt do thấp nhiệt:
Theo tin tức y dược dùng bài: Tỳ giải thẩm thấp thang: Đơn bì, Hoàng bá, Hoạt thạch, Thông thảo, Trạch tả, Tỳ giải, Xích linh, Ý dĩ nhân Sắc uống ngày 2 lần.
Trị bạch trọc, lưng tê đau, viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu đục
Dùng bài Tỳ giải phân thanh ẩm: Bạch truật 4gr, Đơn sâm 6gr, Hoàng bá 2gr, Liên nhục 2,8gr, Phục linh 4gr, Thạch xương bồ 2gr, Tỳ giải 8gr, Xa tiền tử 6gr
Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ:
Bài thuốc: Tỳ giải hoàn (Phổ tế phương): Ba kích, Bạch Phục linh, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, Ích trí nhân Kim mao cẩu tích, Lộc nhung, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Tỳ giải, tất cả vị thuốc đem tán bột. Trộn với rượu hồ làm hoàn, kích cỡ bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên cùng với rượu ấm.
Trị phong trúng vào kinh thận, đau dây thần kinh toạ
Bài thuốc: Tỳ giải tán (kỳ hiệu lương phương): Bạch linh, Đỗ trọng, Cẩu tích, Hà thủ ô, Thiên hùng, trạch tả, Tỳ giải, tất cả vị thuốc đem tán bột. Ngày uống 8gr.
Trị nhọt độc, khớp xương đau, đầu căng đau dữ dội
Dùng bài thuốc: Tỳ giải thang (Ngoại khoa chính tông -Trần thực công)
Phần tham khảo
Một số bài thuốc ứng dụng trị bệnh sử dụng vị thuốc tỳ giải:
Lợi niệu thông lâm
Bài 1: Tỳ giải 16gr, ích trí nhân 12gr, ô dược 12gr, thạch xương bồ 12gr, cam thảo cành 8gr. Sắc uống, có tác dụng ôn thận lợi thấp. Trị tiểu đục, tiểu rắt do thấp nhiệt.
Bài 2: Tỳ giải 8gr, hoàng bá 2gr, phục linh 4gr, đan sâm 6gr, tâm sen 3gr, thạch xương bồ 2gr, bạch truật 4gr, xa tiền tử 6gr. Sắc uống. Trị tiểu ít, tiểu rắt do thấp nhiệt.
Bài 3: Tỳ giải 12gr, kim tiền thảo 16gr, ý dĩ 16gr, ngưu tất 12gr, ô dược 12gr. Sắc uống nhiều ngày. Trị tiểu đục, sỏi tiết niệu.
Bài 4: Tỳ giải 12gr, đan bì 12gr, sơn thù 12gr, phục linh 12gr, trạch tả 12gr, ngưu tất 12gr, sinh địa 20gr, hoài sơn 16gr, hoàng bá 12gr. Sắc uống. Trị viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu buốt
Trừ thấp, giảm đau
Bài 1: Hoàn tỳ giải: Tỳ giải, ngưu tất, bạch truật mỗi vị 12gr, đan sâm 16gr, phụ tử 4gr, chỉ xác 8gr. Các vị trên nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Mỗi lần uống khoảng 12gr, cùng với rượu nóng. Trị tê thấp, đau nhức mình mẩy tay chân, không đi lại được.
Bài 2: Tỳ giải 12gr, ý dĩ 16gr, đỗ trọng 12gr, đương quy 12gr, ngưu tất 12gr, hà thủ ô 12gr, mộc qua 12gr, đan sâm 12gr, cam thảo 4gr. Sắc uống. Trị nhức mỏi hai chân, đi lại khó khăn.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa: Tỳ giải 20gr, kim ngân 16gr, thổ phục linh 32gr, bạch tiên bì 12gr, thương nhĩ tử 16gr, uy linh tiên 12gr, cam thảo 6gr. Sắc uống. Chữa mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, chảy nước vàng do thấp nhiệt.
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, thận hư sinh ra đau lưng không được uống.
XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường